Bài học kinh nghiệm đối với ngành vận tải biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 66 - 68)

Hầu hết các quốc gia có biển, tuỳ theo lợi thế quốc gia về VTB, sẽ triển khai các biện pháp đặc thù phù hợp. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các quốc gia VTB trên đều cho thấy có những cách làm rất đáng học tập, là bài học kinh nghiệm tốt cho sự phát triển ngành VTB VN và nâng cao NLCT ngành, bài học kinh nghiệm mà VN có thể thu được là:

a. Mỗi quốc gia lựa chọn các biện pháp phù hợp để nâng cao NLCT và phát triển đội tàu VTB

Cách thức được các quốc gia sử dụng là khác nhau để khai thác lợi thế cạnh tranh ngành, thúc đẩy VTB các quốc gia phát triển, nâng cao NLCT ngành VTB các quốc gia.

- Các quốc gia có biển đều rất coi trọng kinh tế VTB: tìm mọi cách đầu tư phát triển ngành VTB để làm chủ hàng hoá XNK của các quốc gia.

- Các quốc gia đều sử dụng công cụ chính sách: để thúc đẩy phát triển đội tàu VTB đúng hướng, nâng cao năng lực vận tải đội tàu cả về số lượng, chất lượng và tổng trọng tải đội tàu thành quốc gia hàng hải phát triển mạnh trên thế giới. Đây chính là nền tảng vững chắc giúp cho VTB các quốc gia phát triển mạnh, giành thế mạnh và chủ động trong cạnh tranh.

-Chính sách phát triển cảng biển và dịch vụ hàng hải đúng đắn: đã cho thấy tác dụng tích cực với sự phát triển VTB của mỗi quốc gia. Các biện pháp được

áp dụng: phát triển cảng biển nước sâu, xã hội hoá quản lý và khai thác cảng, mở cửa đầu tư với cảng biển để thu hút vốn... đã tạo điều kiện cho đội tàu VTB nâng được quy mô và tổng trọng tải đội tàu.

-Các quốc gia đều khuyến khích mở cửa đối với VTB: đặc biệt với tàu chạy quốc tế, bằng nhiều cách khác nhau như khuyến khích tàu treo cờ nước ngoài, hỗ trợ về tài chính cho đội tàu quốc tế, mở cửa cho tự do kinh doanh VTB, mở cửa thu hút vốn đầu tư phát triển đội tàu, sử dụng chính sách tài chính (vốn, thuế...) để tạo điều kiện cho kinh doanh VTB.

-Các quốc gia đều áp dụng chính sách xã hội hoá quản lý và đầu tư mở đối với VTB: khuyến khích đầu tư, xã hội hoá quản lý, hỗ trợ vay vốn, thu hút vốn đầu tư cho đội tàu biển chạy quốc tế.

- Các quốc gia đều áp dụng chính sách tư nhân hoá hoàn toàn VTB: giải phóng mọi nguồn lực xã hội về VTB, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển VTB.

b. Các quốc gia đều đặc biệt coi trọng phát triển nguồn nhân lực VTB, về cả chất lượng và số lượng

Các chính sách ưu đãi đối với thuyền viên được áp dụng, điển hình là Philipin với chính sách miễn thuế cho thuyền viên lao động nước ngoài tỏ ra đặc biệt hiệu quả, nâng cao NLCT cho thuyền viên quốc gia nói riêng và ngành VTB nói chung.

c. Phương thức nâng cao NLCT ngành VTB của các quốc gia khác nhau là khác nhau, tuỳ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia nhưng đều tập trung vào thế mạnh tiêu chí sở trường.

Singapore tập trung vào các dịch vụ có lợi thế lớn cho ngành như dịch vụ cảng biển và logistics; Nhật Bản tập trung vào lợi thế nguồn lực của các DN trong ngành như đội tàu siêu trọng tải; Trung Quốc tập trung lợi thế cạnh tranh giá cước vận tải thấp và phát triển mạnh đội tàu về quy mô vận tải; Mỹ tập trung lợi thế vận tải dài và các hàng hóa giá trị cao trong khi các quốc gia ASEAN như Thái Lan và Malaysia lại sử dụng các lợi thế sẵn có của quốc gia cho ngành về nguồn nhân lực, hàng hóa, vốn đầu tư Nhà nước cho phát triển ngành VTB.

Chương 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w