Nhóm giải pháp 2: Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc nâng cao

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 144 - 148)

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh chung của ngành vận tải biển Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò là người định hướng chiến lược, quy định khung pháp luật, đề ra những mục tiêu chung cho sự phát triển, thống nhất điều hoà các quyền lợi chung và cá nhân. Nhìn chung các quốc gia hiện nay, kể cả các quốc gia đã phát triển và các quốc gia chậm và đang phát triển đều coi trọng việc kết hợp giữa cơ chế thị trường tự do và sự điều tiết của Nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhà nước phát huy tốt vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước về VTB, cần có các giải pháp về chính sách và cơ chế để thúc đẩy phát triển theo định hướng nâng cao NLCT ngành VTB VN, gồm:

4.3.2.1 Giải pháp về chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển vận tải biển của Nhà nước

Trong khi các DN VTB VN đều gặp phải vấn đề khó khăn về tài chính, đều rơi vào thua lỗ và phá sản, dẫn tới sụt giảm vận tải nghiêm trọng. Việc Nhà nước xây dựng chính sách và cơ chế hỗ trợ DN VTB VN trong ngắn hạn là việc làm cần thiết.

a. Chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vận tải biển vượt qua giai đoạn khó khăn

- Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ DN VTB VN theo lộ trình hai giai đoạn, nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho các DN VTB vượt qua giai đoạn khó khăn:

+ Giai đoạn đầu, có thời hạn từ 3-5 năm: hỗ trợ DN VTB VN vượt qua giai đoạn khó khăn tài chính hiện nay để phục hồi sản xuất kinh doanh.

+ Giai đoạn sau tới 2025, định hướng tới 2030: hỗ trợ DN VTB VN từng bước phát triển VTB, nâng cao năng lực VTB, thị phần vận chuyển hàng hóa XNK của DN VTB VN.

- Đề xuất các cơ chế hỗ trợ DN và giảm chi phí có thời hạn, từ 3-5 năm:

+ Giảm thuế nhiên liệu (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường): chi phí nhiên liệu chiếu 40% chi phí VTB, trong những năm gần đây giá nhiên liệu không ổn định và liên tục tăng cao. Các DN VTB VN phải mua giá nhiêu liệu trong nước với giá cao hơn khoảng 30% so với giá nhiêu liệu được mua ở Singapore, để hỗ trợ giảm chi phí VTB đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của DN VTB VN, kiến nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ các DN VTB VN được mua nhiêu liệu với mức giá ưu đãi tại nhà máy lọc dầu Dung Quất hoặc dầu tạm nhập tái xuất với mức giá ưu đãi hoặc giảm thuế.

+ Giảm thuế có thời hạn: đối với hàng hóa là vật tư, thiết bị tàu biển phục vụ cho việc sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, đối với nguồn thu từ vận tải hàng hóa trên tuyến VTB, đối với dự án đầu tư tàu biển tham gia vận tải hàng hóa được áp dụng mức thuế nhập khẩu và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

+ Giảm phí vận tải: cảng, lệ phí hàng hải, biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với tàu có trọng tải lớn ra vào các cảng lớn như Vân Phong, Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện.

+ Vay vốn lưu động: DN được hỗ trợ vay vốn lưu động với lãi suất ưu đãi. * Các điều kiện đảm bảo thực hiện:

- Nhà nước bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy về cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ DN VTB vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, từng bước cổ phần hoá các DN VTB Nhà nước.

- Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về VTB, tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động hỗ trợ tài chính cho các DN VTB.

- Các DN cần có phương án kinh doanh rõ ràng khi được hỗ trợ của Nhà nước để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

b. Chính sách hỗ trợ tài chính cho đầu tư phát triển đội tàu vận tải theo định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vận tải biển Việt Nam

- Hỗ trợ đầu tư: Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu, cho vay tín dụng ưu đãi trong mua bán tàu biển hoặc đóng mới tàu biển chuyên dụng trọng tải lớn, hiện đại.

- Khuyến khích đầu tư đội tàu trọng tải lớn: Chính sách khuyến khích về thuế trong mua bán tàu chuyên dụng có trọng tải lớn theo định hướng hiện đại hóa đội tàu VTB VN.

- Vay vốn lưu động: đối với dự án đầu tư tàu biển chạy tuyến quốc tế, tham gia vận tải hàng hoá XNK của VN, DN được hỗ trợ vay vốn lưu động với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng Nhà nước hoặc giảm thuế với vận tải hàng hoá

XNK VN.

* Các điều kiện đảm bảo thực hiện:

- Nhà nước bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy về cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ tài chính cho các DN VTB đầu tư phát triển đội tàu nhằm nâng cao NLCT ngành VTB VN.

- Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về VTB như Bộ luật Hàng hải, luật thuế và phí VTB và phí cảng, tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động hỗ trợ tài chính cho các DN VTB đầu tư phát triển đội tàu theo hướng nâng cao NLCT ngành VTB VN.

nước đầu tư phát triển đội tàu theo hướng nâng cao NLCTngành VTB VN.

4.3.2.2 Giải pháp về chính sách Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh Việt Nam lành mạnh

Chính sách nâng cao NLCT của ngành VTB VN trong cộng đồng hàng hải quốc tế cần được thực hiện chủ động và tích cực mở rộng, tham gia các hoạt động đối ngoại trong cộng đồng hàng hải quốc tế, thiết lập các mối quan hệ song phương và đa phương về VTB, từng bước tạo môi trường cạnh tranh và khẳng định vị thế của ngành vận tải trong các tổ chức hàng hải và trong cộng đồng quốc tế, từng bước tạo thế chủ động trong đàm phán, ký kết các hiệp định và thỏa thuận quan trọng về hàng hải.

- Chính sách Nhà nước khuyến khích các DN trong ngành cạnh tranh bình đẳng, tự do cạnh tranh theo quy định pháp luật.

- Chính sách Nhà nước tạo điều kiện về kinh doanh VTB, tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, thay đổi chính sách tạo môi trường cạnh tranh ngành VTB.

- Chính sách xã hội hóa đầu tư, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước về VTB, tạo điều kiện đầu tư vào phát triển đội tàu vận tải và cơ sở vật chất kỹ thuật cảng biển theo định hướng nâng cao NLCT cho DN VTB.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động sàn giao dịch vận tải hàng hóa, kết nối các phương thức vận tải nhằm xây dựng và phát triển thị trường vận tải hàng hóa bằng đường biển.

* Các điều kiện đảm bảo thực hiện:

- Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển VN, có cơ chế, chính sách thích hợp, đồng bộ, hỗ trợ kịp thời quá trình đầu tư hiện đại hóa đội tàu VTB.

- Nhà nước bổ sung, chỉnh sửa quy định nhằm xây dựng môi trường thông thoáng, thuận lợi đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tạo tiền đề tập trung nguồn lực đầu tư hình thành các DN VTB VN đủ NLCT trong lĩnh vực VTB quốc tế.

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w