Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vận tải biển của một số

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 60 - 66)

quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

2.5.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vận tải biển của mộtsố quốc gia trên thế giới số quốc gia trên thế giới

2.5.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Để phát triển kinh tế công nghiệp của đất nước không có tài nguyên khoáng sản, sản xuất Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động của VTB. Vì vậy, ngành VTB đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của Nhật Bản. Để cạnh tranh VTB trong môi trường hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách khốc liệt, Nhật Bản áp dụng các biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh đội tàu và rất thành công, biến Nhật Bản thành quốc gia vận tải hàng đầu thế giới. Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp nâng cao NLCT VTB quốc tế như:

- Tập trung nâng cao NLCT về năng lực đội tàu và giảm mạnh giá cước vận tải đối với tàu chạy quốc tế: Nhật Bản định hướng từ những năm 2000 và đầu tư phát triển đội tàu có trọng tải siêu lớn (tàu thế hệ mới, công nghệ tiên tiến, trọng tải siêu lớn từ 200.000-500.000 DWT/tàu và chuyên dụng hoạt động hàng

chuyên tuyến quốc tế xa). Nhờ có đội tàu chuyên dụng, mới và lớn nên Nhật Bản tạo ra được thế mạnh tuyệt đối khi cạnh tranh VTB quốc tế, mở các tuyến vận tải mới, xa, đáp ứng được điều kiện vận tải khắc nghiệt và yêu cầu kỹ thuật của các chủ hàng khó tính nhất, đồng thời giảm mạnh được giá cước vận tải. Nhờ lợi thế đội tàu, Nhật Bản đã cạnh tranh giảm giá cước vận tải xuống thấp nhất có thể và tiết giảm tối đa chi phí trên tấn vận tải. Chiến lược cạnh tranh này rất thành công và nhanh chóng biến Nhật Bản thành một quốc gia hàng đầu trên thế giới về VTB với đội tàu siêu lớn, hợp đồng vận chuyển chuyên tuyến rất ổn định, giá cước vận tải cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp trong nước.

- Nhật Bản tập trung khai thác lợi thế cạnh tranh về nguồn lực bằng các chính sách hỗ trợ của chính phủ nhằm phát triển đội tàu siêu trọng tải:

+ Đầu tư tập trung xây dựng các cảng biển chuyên dụng: cỡ lớn và cảng nước sâu để tiếp nhận các tàu có trọng tải siêu lớn.

+ Tư nhân hoá VTB: để đảm bảo môi trường VTB cạnh tranh tự do, để đảm bảo việc huy động vốn tối đa xã hội và đảm bảo hiệu quả quản lý tốt nhất. Nhà nước chỉ tham gia đầu tư mà không trực tiếp tham gia quản lý và kinh doanh VTB, đặc biệt, áp dụng chính sách xã hội hoá quản lý và khai thác cảng.

+ Bằng cách khuyến khích tàu treo cờ nước ngoài: quốc tế hóa đầu tư và quản lý, quốc tế hóa khai thác tàu biển và thuyền viên quốc tế, tạo điều kiện cho việc đa dạng trong cạnh tranh VTB trên toàn thế giới và hoạt động tuyến quốc tế.

2.5.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những cường quốc về VTB trên thế giới. Để ngành VTB Trung Quốc phát triển và cạnh tranh với đội tàu các quốc gia khác và vận tải khối lượng hàng hoá khổng lồ phục vụ cho phát triển nền kinh tế khổng lồ của quốc gia, Trung Quốc cũng áp dụng các chiến lược nâng cao NLCT nguồn lực ngành VTB (tổng trọng tải, số tàu, trọng tải trung bình, tàu chuyên dụng, công nghệ, cảng…) và chiến lược cạnh tranh giá cước vận tải cực thấp, cụ thể:

- Chiến lược nâng cao NLCT nguồn lực ngành VTB về quy mô VTB, đặc biệt là quy mô nguồn lực ngành VTB: Trung Quốc đầu tư phát triển mạnh đội tàu hoạt động vận tải tuyến quốc tế với số lượng tàu lớn và tổng trọng tải quy mô

lớn. Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư, ưu đãi vốn phát triển đội tàu VTB quốc tế, miễn giảm thuế với loại hình kinh doanh vận tải quốc tế, khuyến khích tư nhân tham gia VTB quốc tế đồng thời áp dụng nhiều chính sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư cho phát triển đội tàu biển chạy quốc tế.

- Chiến lược cạnh tranh giá cước vận tải cực thấp: nhờ chính sách ưu đãi đặc biệt đối với kinh doanh VTB nhằm giảm giá cước vận tải quốc tế tới mức thấp nhất để cạnh tranh quốc tế, Trung Quốc mở cửa cho các ngân hàng thương mại trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài sẵn sàng cấp vốn kinh doanh cho VTB và ưu đãi thuế XNK, giảm thuế mua bán hoặc đóng mới với đội tàu VTB quốc tế, khuyến khích các tổ chức quốc tế tham gia đầu tư kinh doanh phát triển VTB. Vì chiến lược cạnh tranh này, Trung Quốc đã phát triển rất nhanh đội tàu VTB: năm 2000, đội tàu vận tải Trung Quốc có tổng trọng tải tương đương với tổng đội tàu của VN năm 2014 (50 triệu DWT); đến năm 2014, đội tàu Trung Quốc đã có 2.788 tàu, tổng trọng tải 75,2 triệu DWT chạy quốc tế (gấp 20 lần đội tàu ngành VTB VN năm 2014).

-Mở cửa, quốc tế hóa đầu tư với ngành VTB, tận dụng mọi nguồn lực nâng cao NLCT ngành VTB:

+ Năm 2004, một trong những bước đột phá lớn mà Trung Quốc có thể mang lại cho ngành VTB là tự do hoá đầu tư với VTB: các nhà đầu tư nước ngoài được tự do kinh doanh VTB ngay tại Trung Quốc, sử dụng tàu không mang cờ Trung Quốc vận tải nội địa cũng như cho phép thành lập công ty quản lý tàu nước ngoài, đồng thời khuyến khích các công ty VTB Trung Quốc chuyển sở hữu hoàn toàn hoặc một phần ra nước ngoài.

+ Cải cách quản lý cảng của Trung Quốc, tạo môi trường cạnh tranh mở và thông thoáng thủ tục cho cảng biển: phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó hình thành hệ thống quản lý phù hợp với cảng biển quốc tế, tách quản lý tập trung của Nhà nước đối với cảng biển và và giao quyền cho chính quyền cảng địa phương, cho tư nhân tự khai thác cảng và định giá phí cảng theo giá cước VTB. Chính sách cảng phí này đã tạo NLCT tích cực, giảm thiểu phí cảng Trung Quốc tới mức thấp nhất trên thế giới và thu hút lượng tàu lớn ra vào cảng của Trung Quốc.

+ Chiến lược cạnh tranh thế mạnh về cảng biển siêu lớn: Trung Quốc đầu tư phát triển mạnh các cảng biển nước sâu bằng vốn quốc gia và vốn liên doanh, nhằm phát triển mạnh các cảng lớn và tăng chất lượng dịch vụ VTB với tàu có trọng tải lớn, qua đó tăng sản lượng hàng hoá thông qua cảng lên 190 triệu tấn, container đạt 8,48 triệu Teu năm 2000. Nguồn vốn đầu tư cảng được huy động từ ngân sách Nhà nước, vay của các tổ chức tín dụng quốc tế và các ngân hàng trong nước, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân và nước ngoài đầu tư vốn xây dựng cảng và kinh doanh xếp dỡ. Chính sách liên doanh quản lý và khai thác cảng biển với nước ngoài đã thực sự thúc đẩy mạnh mẽ ngành VTB và cảng biển phát triển.

2.5.1.3 Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là một quốc gia có ngành VTB lớn nhất Châu Á, có các chủ tàu lớn và đội tàu sở hữu hùng mạnh, năng lực tài chính lớn với xuất phát điểm vô cùng hạn chế về nguồn lực (không có lợi thế tự nhiên hay nguồn lực VTB như bến cảng, đội tàu, nguồn nhân lực). Nếu năm 1950, Singapore còn là một nước nghèo và VTB gần như không có gì thì đến nay VTB Singapore phát triển mạnh trong nhóm dẫn đầu thế giới và đóng góp lớn nhất trong phát triển kinh tế quốc gia. Đội tàu VTB của Singapore đứng đầu thế giới về tổng trọng tải đội tàu, dịch vụ vận tải của Singapore cũng đóng góp hơn 50% GDP đất nước. Tất cả thành công đó là nhờ chiến lược cạnh tranh linh hoạt, cởi mở của Singapore:

-Chiến lược cạnh tranh của các chủ tàu Singapore là tập trung khai thác lợi thế và tiềm năng VTB: đầu tư mạnh vào chất lượng dịch vụ VTB, biến Singapore thành quốc gia (cảng) trung chuyển chuyên nghiệp và công suất lớn nhất Châu Á, với dịch vụ VTB chuyên nghiệp và chuẩn mực nhất trên thế giới, đã rất nhiều năm đứng đầu châu Á về công suất và tính chuyên nghiệp của dịch vụ VTB.

- Chính sách quốc tế hoá ngành VTB đã tạo môi trường cạnh tranh quốc tế hoàn hảo và hình thành các chủ tàu quốc tế: Singapore đã áp dụng chính sách đăng ký mở cửa VTB từ những năm 1968, cho phép khuyến khích tàu đăng ký treo cờ quốc tế và hoạt động kinh doanh quốc tế (kể cả với tàu đặt đóng trong nước) nhưng quy định chặt chẽ về tuổi tàu bình quân nhằm trẻ hoá đội tàu. Chính sách đăng ký mở này không chỉ tạo thuận lợi cho các chủ tàu Singapore

có nhiều cơ hội tham gia vận tải trên các tuyến nước ngoài, tăng khả năng giành hàng vận tải nhờ chính sách hiện hành tại nước mà tàu đăng ký, mà còn khẳng định uy tín VTB của đội tàu Singapore trong VTB quốc tế.

- Tư nhân hoá ngành VTB và mở cửa hoàn toàn đối với dịch vụ VTB: dịch vụ VTB của Singapore phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á và ngay từ những năm 1970 đã thực hiện chính sách tự do kinh doanh VTB và dịch vụ VTB. Các chủ tàu Singapore cạnh tranh sòng phẳng, chấp nhận cho nước ngoài cùng kinh doanh dịch vụ hàng hải. Với chính sách và môi trường VTB cởi mở này mà Singapore đã thu hút được dòng đầu tư nước ngoài để đầu tư và phát triển các DN VTB Singapore thành các DN lớn, biến Singapore thành trung tâm hàng hải quan trọng nhất của khu vực châu Á và thế giới.

- Chính sách ưu đãi thuế biến Singapore thành nước vận tải hàng trung chuyển trên thế giới:

+ Chính phủ hỗ trợ: thuế, ưu đãi lưu kho miễn phí đối với việc vận chuyển hàng chuyển tải, thông thoáng thủ tục thông quan hàng hoá, cải cách triệt để năng suất bốc xếp cảng, môi giới chuyên nghiệp thế giới về hàng hoá.

+ Chiến lược phát triển cảng biển trung chuyển của các DN cảng biển đã biến Singapore thành cảng khu vực hàng đầu và trung tâm hàng hải quốc tế:

nhờ năng suất cao, chất lượng tin cậy, cảng Singapore được đánh giá cao nhất về giá cả cạnh tranh, hệ thống phí vận chuyển container, cơ sở hạ tầng liên quan tới vận chuyển container phù hợp, đầu tư thích hợp vào cơ sở hạ tầng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các chủ hàng.

+ Ứng dụng công nghệ tiến tiến trong thủ tục cảng: cảng Singapore đạt được sự thành công là cảng dẫn đầu thế giới về công suất bốc xếp hàng hóa là nhờ các DN cảng biển đã tiên phong ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin điện tử trong thủ tục cảng biển.

2.5.1.4 Kinh nghiệm của Malaysia

Là một quốc gia có phần lớn diện tích được bao bọc bởi biển, Malaysia từ lâu đã có chiến lược phát triển VTB, góp phần vào sự thành công trong phát triển kinh tế của Malaysia. Năm 2001, điểm xuất phát Malaysia tương đương như VN, tuy nhiên, bằng các biện pháp cạnh tranh vận tải đúng đắn, đến nay năng lực vận

tải của Malaysia đã gấp 10 lần VN. Malaysia đã thực hiện hàng loạt chính sách nâng cao NLCT VTB:

-Các chủ tàu Malaysia đầu tư phát triển mạnh đội tàu trọng tải lớn và chạy tuyến quốc tế khi tận dụng tốt chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước:

Malaysia có chính sách khuyến khích là miễn giảm về thuế. Các DN khi mua tàu sẽ được Nhà nước giảm thuế lợi tức và miễn 50% doanh thu chịu thuế. Nhà nước này còn thành lập tổ chức hàng hải quốc tế có nhiệm vụ kêu gọi đầu tư về vốn từ các hãng tàu trong nước. Để khuyến khích sự phát triển đội tàu, Nhà nước không ấn định cứng nhắc thuế nhập khẩu đối với các tàu nhập khẩu. Áp mức thuế 30% với tàu dưới 26 GRT, 10% với tàu 26-4000 GRT, miễn thuế nhập khẩu với các tàu biển dung tích trên 4000 GRT. Chính sách này đã thực sự khuyến khích việc sử dụng và gia tăng số lượng tàu có trọng tải lớn.

-Các DN VTB biết huy động tối đa vốn xã hội cho phát triển VTB: Malaysia thành lập các trung tâm tài chính lớn để thu hút tập trung các tổ chức tài chính nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển đội tàu biển. Quỹ VTB của Nhà nước cũng tạo điều kiện cho các DN VTB mở rộng và hiện đại hoá đội tàu, tăng năng lực vận tải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước cũng hỗ trợ tìm các nguồn cho vay, tài trợ vốn với lãi suất thấp để thúc đẩy đầu tư cho ngành, khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ vốn cho vay ưu đãi để DN có vốn đầu tư nâng cấp đội tàu.

- Thuyền viên Malaysia được khuyến khích đi lao động quốc tế: tàu treo cờ Malaysia chỉ được phép thuê thuyền viên nước ngoài làm việc tối đa 25% định biên thuyền viên trên tàu và áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập cho các nguồn thu của thuyền viên khi làm việc trên các tàu Malaysia hoạt động tuyến quốc tế. Chính sách này tạo điều kiện cho thuyền viên trong nước được làm việc trên các tàu treo cờ Malaysia, đồng thời mở ra cơ hội nâng cao khả năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế khi thuyền viên làm việc trên các tàu nước ngoài.

2.5.1.5 Kinh nghiệm của Philippin

Philipppin là một quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu thuyền viên, giải quyết nguồn nhân lực VTB quốc tế rất tốt, tạo việc làm và đem lại nguồn thu lớn cho đất nước. Lực lượng thuyền viên Philipin xuất khẩu ra nước ngoài lớn nhất

trên thế giới so với bất kỳ quốc gia nào. Thành công này của Philippin chính là nhờ tập trung vào lợi thế cạnh tranh đặc thù của ngành VTB Philipin:

- Các DN Philipin kinh doanh thuyền viên đã đẩy mạnh quốc tế hóa các trung tâm đào tạo và sát hạch chất lượng thuyền viên VTB: đảm bảo 100% thuyền viên được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, ngôn ngữ 100% bằng tiếng Anh, kỹ năng thuyền viên chuyên nghiệp theo quốc tế.

- Các DN và tổ chức Philipin khuyến khích thuyền viên đi lao động quốc tế bằng cách miễn thuế thu nhập 100% với thuyền viên: làm việc trên các tàu biển quốc tế hoặc xuất khẩu thuyền viên lao động quốc tế.

- Chính sách đơn giản hoá các thủ tục thuyền viên đi lao động quốc tế: tạo điều kiện tối đa cho phát triển thuyền viên VTB theo tiêu chuẩn đào tạo quốc tế.

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w