Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 153 - 155)

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DN VTB được cạnh tranh bình đẳng như nhau. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các DN VTB phát huy

được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Nhà nước cần xóa bỏ sự phân biệt đối xử, cơ chế bảo hộ về giá cước hoặc thị phần VTB hoặc ưu đãi về vốn đầu tư hiện nay đang áp dụng đối với các DN VTB Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN VTB VN cùng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng.

-Các giải pháp hỗ trợ về thuế VTB: Hệ thống thuế VN trong những năm qua mặc dù đã được sửa đổi bổ sung, song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý đối với VTB, tăng chi phí tài chính và cản trở đầu tư của các DN VTB, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh VTB. Do đó vấn đề cấp bách hiện nay là phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp với quy hoạch phát triển VTB VN theo hướng: hỗ trợ các DN VTB VN nâng cao NLCT ngành, hỗ trợ các DN VTB VN vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính như hiện nay, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào VTB VN theo hướng nâng cao NLCT ngành VTB VN nói chung và các DN VTB VN nói riêng.

- Đảm bảo ổn định chính trị, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về VTB với các nước trên thế giới: sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các DN VTB nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước và tạo cơ hội cho các DN VTB trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị về VTB với các nước, tích cực tham gia các công ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương trong lĩnh vực hàng hải; hỗ trợ về thủ tục pháp lý cho DN VTB VN mở rộng đại lý hoạt động ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực VTB: cải cách hành chính trong lĩnh vực VTB, đặc biệt là thủ tục hành chính tại các cảng biển và thủ tục đăng ký tàu biển, cải cách thủ tục hành chính để loại bỏ các giấy tờ, thủ tục, giấy phép không cần thiết. Công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý các DN dịch vụ vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, áp dụng công nghệ hành chính điện tử tại các cảng biển để giảm thời gian thủ tục đối với tàu. Đồng thời nhanh chóng triển khai ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin trong hoạt

động hàng hải (cảng vụ điện tử, hải quan điện tử...), thực hiện chính sách một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng biển.

- Khuyến khích đầu tư phát triển đội tàu biển VN: khuyến khích mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển VN. Xây dựng chương trình phát triển đội tàu biển VN để có cơ chế, chính sách thích hợp, đồng bộ, hỗ trợ kịp thời quá trình đầu tư tái cơ cấu kết hợp phát triển và hiện đại hóa đội tàu quốc gia. Đồng thời, bổ sung, chỉnh sửa quy định về điều kiện (hàng rào kỹ thuật) cho việc thành lập DN VTB nhằm xây dựng môi trường thông thoáng, thuận lợi đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tạo tiền đề tập trung nguồn lực đầu tư hình thành các DN VN đủ NLCT trong lĩnh vực VTB; phát huy được mối quan hệ gắn bó giữa chủ tàu, cảng biển, logistics và các DN XNK. Đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động vận tải của các DN VTB VN và hoạt động quản trị ngành VTB VN.

-Nâng cao chất lượng quản lý của Nhà nước với VTB: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong quản lý Nhà nước về VTB, giám sát chặt chẽ hoạt động cạnh tranh lành mạnh, về giá cước, thị phần vận tải và nguồn hàng.

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w