Kế hoạch dạy học, chương trình dạy học, sách học, sách giáo khoa và các tà

Một phần của tài liệu lldh-nvho (Trang 55 - 57)

liệu dạy học khác

1. Kế họach dạy học

Kế hoạch dạy học là văn bản pháp quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó quy định một hệ thống các môn học tương ứng với từng bậc học, từng cấp học, từng năm học, đồng thời nó còn chỉ rõ trình tự giảng dạy của các môn học, số giờ dành cho mỗi buổi (cho một buổi học, một tuần, một học kì và cả năm học); việc tổ chức năm học (số tuần thực học, số tuần lao động, số tuần nghỉ học và chế độ học tập hàng tuần, hàng ngày).

2. Chương trình dạy học

Chương trình dạy học là văn bản do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó quy định cụ thể mục đích, các nhiệm vụ của mỗi môn học, phạm vi và hệ thống nội dung môn học: số tiết dành cho môn học nói chung cũng như dành cho từng phần, từng chương, từng bài nói riêng.

Về mặt cấu trúc, chương trình thường gồm các phần như: vị trí, mục đích, nhiệm vụ môn học, nội dung môn học, trong đó chỉ rõ các phần, các chương, các mục, các tiểu mục; phân phối thời gian cho từng phần, từng chương, từng bài… kể cả số tiết ôn tập, kiểm tra, giải thích chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình.

Chương trình dạy học là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc chỉ đạo, giám sát và thanh tra hoạt động dạy học của nhà trường, nó cũng là căn cứ đổi mới cơ sở trường học, giáo viên, triển khai hoạt động giảng dạy và học sinh tiến hành học tập. Vì vậy, để nắm vững chương trình dạy học là nhiệm vụ của tất cả các bộ phận quản lí nhà trường, của cả giáo viên và học sinh.

3. Sách giáo khoa và các tài liệu dạy học khác

Nội dung chương trình mỗi môn học đều được thể hiện cụ thể, chi tiết có lôgic, có hệ thống, liên tục trong sách giáo khoa. Sách giáo khoa phải đạt dược những yêu

cầu cơ bản như: nội dung phải phù hợp với chương trình, đảm bảo tính định hướng do các nguyên tắc dạy học đã đặt ra đối với từng phần, từng chương, từng bài có sự khái quát; những bài luyện tập, những câu hỏi ôn tập; ngôn ngữ sử dụng viết sách giáo khoa phải trong sáng, dễ hiểu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, giấy in, khổ chữ, mực in, hình vẽ ... phải tuân thủ những yêu cầu vể vệ sinh và thẩm mĩ, đảm bảo cho học sinh dễ đọc có hứng thú, dễ bảo quản. Cùng với sách giáo khoa, để thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, cần thiết phải có sách hướng dẫn giảng dạy, các tài liệu tham khảo, sách bài tập, sách hướng dẫn thí nghiệm, sách tra cứu, bản đồ, hình vẽ, từ điển, mô hình, v.v...

Toàn bộ những vấn đề đã được đề cập tới của chương X cho chúng ta thấy: Với tư cách là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình dạy học, nội dung dạy học; vận động động không ngừng nhờ phương pháp và tổ chức dạy và học, đảm bảo cho sự phát triển hoạt động nhận thức của học sinh. Nội dung dạy học luôn được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nó luôn được sắp đặt theo một chương trình, kế hoạch cụ thể, đó là những quy định mang tính pháp quy của Nhà nước mà mỗi nhà trường, mỗi giáo viên và học sinh phải tuân thủ, song cũng cần thiết phải thường xuyên xem xét điều kiện thực tế để điều chỉnh cho phù hợp trong khuôn khổ cho phép của các cấp quản lí giáo dục.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy phân tích khái niệm nội dung dạy học, nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học với nội dung và phương pháp, phương tiện dạy học; cho ví dụ minh hoạ.

2. Hãy phân tích các thành phần của nội dung dạy học và mối quan hệ giữa các thành phần đó, cho ví dụ minh họa.

CHƯƠNG XI

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Một phần của tài liệu lldh-nvho (Trang 55 - 57)