Các phương tiện dạy học phổ biến được sử dụng trong các nhà trường phổ

Một phần của tài liệu lldh-nvho (Trang 104 - 107)

thông hiện nay.

1. Mẫu vật:

Mẫu vật có thể ở dưới dạng vật thật, vật nhồi, tiêu bản. Tùy theo môn học, mẫu vật được tạo dựng theo những chủng loại khác nhau, chẳng hạn như môn Sinh vật, mẫu vật có thể là những cây con sống, mẫu nhồi, mẫu ngâm, tiêu bản ép khô, tiêu bản hiển vi, các bộ sưu tập về nông sản, về các chủng loại gỗ v.v...; môn Địa lí có thể tạo dựng những bộ sưu tập các loại khoáng sản, đất đá; môn Hóa có thể có các mẫu đơn chất, hợp chất về chất vô cơ, hữu cơ v.v...

Để có được mẫu vật, dựa trên danh mục các loại mẫu vật mà mỗi trường phổ thông được Nhà nước trang bị, tùy theo yêu cầu của nội dung bài học, môn học, giáo viên có thể tự tạo mẫu vật, huy động học sinh tìm tòi hoặc dựa vào sự giúp đỡ của các cơ sở sản xuất ngoài xã hội.

2. Mô hình và hình mẫu

Đây là những sản phẩm dược chế tạo phản ánh trung thực, khái quát vật thật, nó giúp cho người quan sát có thể hình dung được cấu trúc không gian của toàn thể cũng như của những bộ phận cơ bản nhất của vật thật với kích thước được phóng to, thu nhỏ so với vật thật.

Những mô hình thường thấy trong các môn học như các lò luyện gang thép; mô hình nhà máy nước, nhà máy thủy điện; mô hình các máy móc, thiết bị kĩ thuật và công cụ lao động; các mô hình cấu tạo gien, cấu tạo nguyên tử; mô hình toán học như hình vẽ và hình thể toán học v.v...

Các mô hình có thể được thiết kế theo nguyên dạng toàn thể; mô hình tháo lắp được; mô hình ảnh; mô hình động ...

Hình mẫu khác với mô hình ở chỗ nó không cho phép mô tả sơ lược mà phải đúng như vật thật về cấu trúc không gian, có hình dạng bên ngoài các trúc bên trong kích thước và màu sắc tự nhiên như nó có. Vì thế, khi thiết kế hình mẫu phải có sự lựa chọn tùy theo điều kiện cho phép về chủng loại vật, về khả năng kĩ thuật tạo hình.

3. Phương tiện đồ họa hình vẽ, tranh ảnh, bảng vẽ, sơ đồ, bản đồ:

- Hình vẽ của giáo viên trên bảng: đây là loại phương tiện được tạo ra bởi giáo viên, nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào những mặt chủ yếu của đối tượng nghiên cứu trong những thời điểm thích hợp, kết hợp với lời giảng. Đối với những hình vẽ phức tạp lượng thời gian trên lớp không cho phép, giáo viên nên chuẩn bị sẵn

ở nhà.

- Bản đồ: được sử dụng dưới dạng in sẵn như bản đồ địa lí, bản đồ lịch sử dùng trong các môn Địa, Lịch sử. Ngoài ra, ngay trong quá trình lên lớp, giáo viên cũng có thể vẽ bản đồ lên bảng, học sinh dựa vào đó và vẽ theo.

- Sơ đồ: dùng để miêu tả đối tượng trong sự vận động, liên hệ giữa các yếu tố trong việc hình thành đối tượng cũng như giữa đối tượng nghiên cứu với những đối tượng khác. Sơ đồ khác với tranh ảnh, đồ thị ở chỗ nó không phản ánh kích thước, quy mô và những chỉ số về mặt định lượng của đối tượng.

4. Thiết bị thí nghiệm:

Đây là những dụng cụ được chế tạo đặc chủng, phục vụ cho các môn học tương ứng như hóa học, vật lí, kỹ thuật v.v...

5. Các phương tiện kỹ thuật dạy học

(phương tiện nghe - nhìn, máy kiểm tra, máy vi tính vv...)

- Hệ thống các phương tiện dạy học phải bao gồm các phương tiện có tính đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học, đó là:

+ Những phương tiện giúp học sinh lĩnh hội và vận dụng hiệu quả tri thức cơ bản. + Những thiết bị biểu diễn trên lớp và những thiết bị giúp cho việc thực hành theo cá nhân và theo nhóm.

+ Những phương tiện giúp cho học sinh làm quen với các phương pháp khoa học ở chừng mực nhất định.

+ Những thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm.

+ Những phương tiện phục vụ cho các mối liên hệ ngược.

- Khi sử dụng những phương tiện dạy học, chúng ta phải sử dụng một số phương pháp sau:

+ Đúng lúc: sử dụng đúng lúc các phương tiện dạy học có nghĩa là đưa phương tiện vào những thời điểm cần thiết, khi học sinh có nhu cầu phù hợp với tiến trình bài

học.

+ Đúng chỗ: nghĩa là tìm vị trí thích hợp để giới thiệu, trình bày phương tiện trên lớp một cách hợp lí nhất, tạo điều kiện để học sinh đồng thời có thề sử dụng nhiều giác quan để tiếp cận.

+ Đủ cường độ: nghĩa là nội dung và phương pháp khai thác các phương tiện phải phù hợp với trình độ đặc điểm nhận thức mỗi học sinh và đặc điểm vốn có của bản thân mỗi loại phương tiện.

- Khi sử dụng những phương tiện dạy học, đặc biệt là những phương tiện kĩ thuật dạy học, đòi hòi trình độ tay nghề của người giáo viên về mặt sư phạm và về cách thức vận hành phương tiện có liên quan tới vấn đề này, có thể đề cập tới những yếu tố sư phạm sau:

+ Những nội dung bài học cần có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học. Mục đích và kết quả trong việc sử dụng phương tiện.

+ Hiểu biết tính năng của các phương tiện dạy học sẽ được sử dụng trong bài học để khi cần thiết có thể phối hợp chúng một cách linh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dự kiến được thời gian sử dụng phương tiện dạy học tương ứng với khối lượng tri thức cần truyền đạt.

+ Xác định được những biện pháp cụ thể, hợp lí giúp học sinh quan sát phương tiện, có thời gian ghi chép, trao đổi cần thiết.

- Việc sử dụng các phương tiện dạy học đạt hiệu quả tới mức độ nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng và loại hình các phương tiện, năng lực ccủa giáo viên và trình độ của học sinh... Trong những yếu tố này, yếu tố quyết định nhất là phương pháp của giáo viên trong việc tổ chức quá trình nhận thức cho học sinh, tích cực hóa hoạt động tự lực của các em, để bằng chính hoạt động của mình, học sinh có thể tiếp cận, khai thác nội dung thông tin của phương tiện, tìm ra các mối quan hệ có tính quy luật và bản chất của đối tượng nghiên cứu.

CHƯƠNG XIII

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

Một phần của tài liệu lldh-nvho (Trang 104 - 107)