Khái niệm về phương pháp

Một phần của tài liệu lldh-nvho (Trang 57 - 59)

1. Khái niệm

Để hiểu về phương pháp dạy học ta cần hiểu về bản chất của phương pháp nhận thức khoa học, bởi nó là nguồn gốc, là xuất phát điểm của phương pháp dạy học.

Phương pháp theo tiếng Hy Lạp (method - có nghĩa là theo con đường, nhằm đạt tới một mục đích nào đó).

Phương pháp cũng có thể được hiểu là cách thức của hành vi nhằm đạt tới mục đích nhất định1; phương pháp còn được coi là những quy tắc, một hệ thống thao tác xác định mà nhờ nó chúng ta đạt tới một mục đích xác định.*

Hêghen nói: Phương pháp là "ý thức của sự tự vận động bên trong của nội dung". Chúng ta có thề tổng hợp những quan niệm nêu trên về phương pháp để có được cách hiểu về phương pháp như sau:

Phương pháp là cách thức, là con đường, là phương tiện nhằm giúp con người đạt tới những mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn**.

2. Đặc điểm của phương pháp

a) Mặt khách quan và mặt chủ quan của phương pháp

Phương pháp bảo gồm trong nó hai mặt: Về mặt khách quan, hoạt động của con người luôn luôn là một hoạt động đối tượng. Đối tượng hoạt động tồn tại ngoài ý muốn của con người, bao gồm trong nó những quy luật vận động cụ thể. Muốn tác động vào đối tượng, nhận biết, hoặc thay đổi đối tượng, con người phải nắm bắt được những yếu tố tồn tại trong mỗi đối tượng để từ đó có được cách thức phù hợp, nhằm đạt tới mục đích hoạt động. Cách thức tác động này bị quy định bởi chính những yếu tố tạo nên đối tượng nó mang tính khách quan đối với chủ thể hoạt động. Nói cách khác phương pháp hoạt động là quy định bởi những quy luật vận động khách, quan của đối tượng

Tuy nhiên, cần thấy rằng, bản thân quy luật khách quan không tạo nên trực tiếp phương pháp, nhưng nó là tất yếu, không thể thiếu được đối với phương pháp của chủ thể, vì nó chỉ ra cho chủ thể biết được cần dùng những thủ thuật, thao tác đó trong trường hợp này hay trường hợp khác; cần hành động như thế nào để đạt tới mục đích đã định, cần cư xử như thế nào để vừa phù hợp với những quy luật khách quan đó, vừa

1Bern. Lexikon der paragogik. 1951. Tr. 260

*G. Khaus - M. Bulin. Philosphisches Woterbuch. Bdz. Leipzig. 1969. Tr.77.

tìm ra được sự phát triển trong nhận thức và trong thực tiễn.

Về mặt chủ quan: Trên cơ sở cái vốn có về các quy luật khách quan tồn tại trong đối tượng, tạo nên phương pháp một cách trực tiếp là những thủ thuật, thao tác của chủ thể được sử dụng để nhận biết và biến đổi đối tượng (chính mặt chủ quan này của phương pháp khiến một số người lầm tưởng rằng, phương pháp chỉ là hệ thống những cách thức, thủ thuật hành động của riêng chủ thể, không bận gì với thế giới khách quan). Có thể nhận xét rằng, những quy luật khách quan đã được biến đổi thông qua hoạt động nhận thức của chủ thể là cơ sở tạo ra phương pháp hành động của chủ thể.

Páplốp, nhà sinh lí học người Nga đã nhận xét: "Phương pháp khoa học - đó là quy luật bên trong của sự vận động của tư duy con người, xem như sự phản ánh chủ quan của thế giới khách quan, hay cùng một nghĩa như thế, xem như quy luật khách quan đã 'cài lại' và 'chuyển hóa' vào trong ý thức con người và được sử dụng một cách tự giác, có kế hoạch như công cụ để giải thích và biến đổi thế giới"1.

b) Sự chân thực và đúng đắn của phương pháp

Để có được hành động đúng, con người phải có được bức tranh chân thực về những tồn tại, trong đối tượng, những quy luật khách quan nào quy định sự tồn tại của nó. Sự méo mó và phiến diện khi nhận thức đối tượng sẽ làm biến dạng những biểu tượng về nó và kết quả tất yếu sẽ làm xuất hiện cách thức tác động vào đối tượng không phù hợp, khiến con người không thể đạt được mục đích mong muốn. Vì thế, sự chân thực của kiến thức về đối tượng mà chủ thể có được, là một trong những tiếu chuẩn đảm bảo cho chủ thể đạt tới mục đích.

Trên cơ sở những hiểu biết chân thực về đối tượng, chủ thể sẽ tìm ra những cách thức thủ thuật hành động phù nợp với quy luật khách quan chi phối đối tượng; tức là tìm ra phương pháp hoạt động đúng đắn. Sự đúng đắn của hành động nảy sinh trên sự chân thực của đối tượng cũng được coi là tiêu chuẩn quy định sự thành công của phương pháp hành động.

Phân tích sự gắn bó giữa tính chân thực và tính đúng đắn của phương pháp cho ta thấy muốn có phương pháp hoạt động đạt hiệu quả thì chúng ta phải hiểu quy luật khách quan chi phối đối tượng rồi tìm ra cách thức, thủ thuật tác động vào đối tượng phù hợp với những quy luật vốn có của nó. Điều đó cũng có nghĩa là: Hiểu chân thực bản chất của động lực thì mới hành động đúng và ngược lại, hoạt động nhận thức càng đúng thì hiểu bản chất của đối tượng càng chân thực hơn.

c) Tính cải biện của chủ thể là khách thể trong phương pháp

Hoạt động của con người luôn luôn là sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể, đối tượng của hoạt động. Chủ thể chỉ có thể đạt tới mục đích bằng những phương pháp xác định, tác động vào đối tượng (nhằm chiếm lĩnh nó nheo cách hiểu là sự nhận biết nó,

cải biến nó theo mục đích hoạt động). Chính trong quá trình hoạt động trên đối tượng, nhờ sử dụng những phương pháp mà bản thân chủ thể cũng vận động và biến đổi. Sự cải biến này của chủ thể trong hoạt động nhiều hay ít, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cách thức hoạt động của chủ thể. Với những con đường nhận thức thế giới khác nhau; hoặc nhờ phương pháp kinh nghiệm của tài liệu, bắt chước người khác, hoặc bằng con đường tìm tòi, sáng tạo, mà mỗi người đạt tới trình độ nhận thức khác biệt.

Một phần của tài liệu lldh-nvho (Trang 57 - 59)