Phân loại các phương pháp khoa học

Một phần của tài liệu lldh-nvho (Trang 59 - 62)

Trong lịch sử phát triển khoa học, người ta đã tìm ra cách phân loại khoa học nhờ dựa trên các dấu hiệu chung giữa một số phương pháp khoa học, chẳng hạn nhờ dựa trên dấu hiệu về phạm vi ứng dụng, hoặc dựa trên đặc điểm của những quy luật chi phối chúng v.v... Theo cách phân loại của B.M. Kêđrốp, các phương pháp khoa học dựa trên phạm vi ứng dụng có thể được chia thành ba loại sau:

- Phương pháp khoa học chung: Đó là phương pháp được áp dụng phổ biến, chung cho mọi khoa học. Chẳng hạn phương pháp triết học (bao gồm phép biện chứng duy vật, nhận thức luận và lôgic biện chứng) được coi là phương pháp khoa học chung, bởi nó là sự khái quát cao độ của những phương pháp riêng của các khoa học, nó không đồng nhất với bất cứ phương pháp nào, song nó là sự phản ánh mang tính tổng hợp mọi sự đa dạng và phong phú các phương pháp còn lại.

- Phương pháp riêng rộng: Đó là những phương pháp áp dụng cho nhiều môn khoa học, nhưng không phải là toàn bộ. Chúng không vạch ra con đường chung, phổ biến của sự vận động của nhận thức đến chân lí mà chỉ là công cụ để nghiên cứu một số thuộc tính, quan hệ của thế giới khách quan. Các phương pháp như thực nghiệm, phương pháp lịch sử, phương pháp mô hình hóa, các Phương pháp toán học như Algôrít, thống kê, toán học, thuộc loại phương pháp riêng rộng.

- Phương pháp riêng hẹp: Bao gồm các phương pháp chỉ được vận dụng cho một khoa học. Chẳng hạn, phương pháp dạy học chỉ áp dụng trong hoạt động dạy học, phương pháp trồng trọt chỉ sử dụng trong lĩnh vực trồng trọt của nông nghiệp.

Các loại phương pháp nêu trên có quan hệ qua lại với nhau rất mật thiết, chúng bao trùm lên nhau, xen kẽ vào nhau, bổ sung cho nhau. Mối quan hệ này phản ánh sự tác động qua lại giữa các phạm trù triết học, cái chung, cái riêng là cái đặc thù.

Cùng với sự phát triển của hoạt động nhận thức là quá trình chuyển biến từng bước của phương pháp khoa học. Đó có thể là sự chuyển biến từ các phương pháp riêng hẹp thành phương pháp riêng rộng (chẳng hạn, sự biến đổi của phương pháp toán học, nếu như trước đây nó chỉ dừng lại trong lĩnh vực toán, thì ngày nay, hàng loạt các phương pháp toán học như Algôrít hóa, xibecbitíc... đã dược ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác, kể cả các ngành trong khoa học xã hội). Ngược lại. ngay cả những phương pháp chung nhất như triết học cũng ngày một thâm nhập sâu vào tất cả các lĩnh vực khác, trở thành hạt nhân, là điểm xuất phát của nhiều phương pháp riêng hẹp.

Có thể nói, sự chuyển hóa lẫn nhau của các phương pháp khoa học từ cấp độ này sang cấp độ khác là xu thế chung có tính quy luật của sự vận động và phát triển của các phương pháp nhận thức thế giới khách quan.

* Các bộ phận hợp thành của phương pháp

Nếu hiểu phương pháp là rõ hơn những hành động tự giác và liên tiếp của con người, nhằm đạt tới những kết quả phù hợp với mục đích, thì phương pháp có thể được tạo thành bởi những yếu tố sau: Mục đích dự kiến của chủ thể (tức là kết quả cần đạt được của phươnc pháp, được hình dung trước bằng tư duy và hi vọng sẽ đạt được):

- Hoạt động của chủ thể

- Sự vận động của khách thể tới mục đích

- Phương tiện hoạt động của khách thể và của thủ thể - Kết quả đạt được (mục đích đã được hiện thực hóa)

Các yếu tố nêu trên diễn tả cả mặt khách quan và chủ quan của phương pháp. Bởi để có được mục đích chính xác thì chủ thể phải nắm được quy luật khách quan chi phối khách thể, và dựa trên cơ sở đó, chủ thể mới lựa chọn đúng cách thức và phương hướng hoạt động, những phương tiện này có thể là nhưng công cụ vật chất hoặc cũng có thể là những thao tác trí tuệ và ngôn ngữ, hoặc. cũng có thể là cả hai kết hợp với nhau, nhờ phương pháp mà chủ thể có thể hướng vào đối tượng, để biến đổi nó theo mục tiêu dự kiến. Kết thúc sự biến đổi của đối tượng, ta thu được một kết quả và nếu kết quả phản ánh những nét cơ bản nhất của mục đích dự kiến, khi đó phương pháp tác động tới chủ thể vận dụng được coi là hiệu nghiệm.

Spinôda đã viết: "Phương pháp tốt là phương pháp vạch ra cho người ta thấy phải định hướng trí tuệ như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực của một tư tưởng chân thực cho trước".

* Mối quan hệ cơ bản chi phối việc sử dụng phương pháp bản chất của phương pháp phản ánh mối liên hệ mang tính quy luật giữa ba yếu tố có mặt trong mọi hoạt động của con người. Đó là mục đích, nội dung và phương pháp.

Theo lí thuyết hoạt động, mục đích là kết quả dự kiến của hành động, nhờ nó mà con người mong muốn thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Mục đích chứa đựng cái khách quan và cái tâm lí chủ quan được hình dung trong não của chủ thể và nó gắn chặt với nhu cầu.

Mục đích mà chủ thể dự tính cho hoạt động sẽ quyết định việc vạch ra phương pháp cho chính hoạt động đó. Mục đích quyết định cách thức hoạt động, tức là quyết định việc tìm ra phương pháp cho chính hoạt động đó. Mục đích quyết định hệ thống những thao tác liên tiếp cần phải thực hiện để đạt tới và kết thúc ở chính nó (mục đích). Tính mục đích của phương pháp là nét đặc trưng cơ bản nổi bật nhất của nó.

Có thể nói mục đích quyết định phương pháp. Mục đích nào, phương pháp đó. Muốn cho hoạt động thành công thì nhất thiết phải đảm bảo sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp. V.I. Lênnin đã nói rõ: "... phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung"1 Theo Hêghen: "Như vậy phương pháp không phải là hình thức bên ngoài mà chính là linh hồn và khái niệm của nội dung"** sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và phương pháp thể hiện ở lôgic phát triển của khoa học. Một khoa học với các thành phần cấu trúc của nó, đến độ trưởng thành sẽ có khả năng trở thành công cụ để giành được những hiểu biết mới tức là nó có khả năng tác động như một phương pháp. M.B. Turốpxki viết: "Tiêu chuẩn về tính khoa học của một lí thuyết là trình độ trưởng thành của nó đến mức nó tác động với tư cách là phương pháp"***.

Lịch sử khoa học cho ta thấy rằng, hệ thống khoa học (nội dung) tạo ra cơ sở khách quan cho phương pháp của nó và đến lượt mình, phương pháp lại giúp cho hệ thống khoa học đạt tới những đỉnh điểm cao hơn.

Như vậy, nói tới sự thống nhất giữa nội dung và phương pháp cũng chính là nói tới lôgic vận động của khoa học, trong đó khoa học (nội dung) là cái xuất phát, còn phương pháp là cái lệ thuộc.

Phương pháp bao gồm một tổ hợp những thao tác liên tiếp, chúng được dàn xếp theo một trình tự hợp lí, hợp quy luật khách quan mà chủ thể tác động lên đối tượng để nhằm nhận biết và cải biến nó. Đó là sự phát triển không liên tục mà gián đoạn theo thời gian. Vì thế phương pháp có một cấu trúc nhất định, một chương trình, các hành động, một trình tự nhất định. Phương pháp thuộc một phạm trù tư duy khoa học. Nói tới một hoạt động có phương pháp là nói tới tính tổ chức, tính kế hoạch, tính hợp lí của hoạt động.

Những phân tích trên đây về phương pháp nói chung có thể giúp chúng ta có những nhận định sau:

- Phương pháp là cách thức hoạt động của con người, trong đó có sự kết hợp giữa những quy luật khách quan đã được con người nhận thức với tính mục đích của con người, nhằm biến đổi đối tượng.

- Cơ sở khách quan của phương pháp khoa học là hệ thống kiến thức khoa học, phản ánh quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Ngược lại, phương pháp tác động như là công cụ để giành những kiến thức mới; ngoài ra, đổi mới giúp cho sự phát triển khoa học.

- Một khoa học khi phát triển tới trình độ cao, có khả năng trở thành phương pháp của chính nó và của những khoa học khác nhau. Nói cách khác, một lí thuyết sẽ

1V.L.Lênin. Sđd. Tr.105 *V.L.Lênin. Sđd. Tr.258

**

được xem là có tính khoa học cao vì nó làm được vai trò của phương pháp.

- Phương pháp chỉ hiệu nghiệm khi ta đảm bảo được mối liên hệ có tính quy luật giữa mục đích - nội dung - phương pháp trong các hoạt động mà nó tham gia.

Một phần của tài liệu lldh-nvho (Trang 59 - 62)