- Rà soát thực trạng địa hình, dân số và các điều kiện tự thiên của
3.3.2. Tăng cường năng lực triển khai thực hiện các chính sách về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang
3.3.2.1. Giải pháp thực hiện chính sách qui hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch.
- Trên cơ sở qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam, cũng như qui hoạch tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội của huyện đã được thực hiện, chính quyền huyện Nam Giang cần khẩn trương thực hiện qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó, đòi hỏi người làm qui hoạch phải có sự am hiểu sâu về bản chất của ngành du lịch của cả nước, của tỉnh Quảng Nam và của địa phương, phải có tầm nhìn của một chuyên gia trên lĩnh vực du lịch để công tác qui hoạch tổng thể trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của huyện, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện ít nhất từ 15 đến 20 năm về sau. Các cơ quan tham mưu của chính quyền cấp huyện hiện nay rất khó để thực hiện tốt việc này, chính quyền huyện Nam Giang nên có sự phối hợp với các tổ chức, đơn vị có năng lực chuyên sâu để thực hiện công tác qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện. Chính quyền huyện cần phải coi trọng vai trò của các chuyên gia tư vấn qui hoạch phát triển du lịch để bảo đảm tính khoa học, khách quan; hạn chế sự “can thiệp” hành chính làm kết quả nghiên cứu xây dựng qui hoạch du lịch bị “biến dạng” theo quan điểm của các cấp quản lý; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan vào quá trình thực hiện.
- Đầu tư vào kết cấu hạ tầng để phát triển du lịch là việc làm cần thiết để phát huy hết ưu thế của tài nguyên du lịch của địa phương. Tuy nhiên, việc đầu tư vào du lịch miền núi là rất tốn kém nhưng hiệu quả về kinh tế thì chưa rõ ràng, rất khó “cân, đo, đong, đếm”; trong khi Nam Giang là một huyện miền núi nghèo, để có nguồn ngân sách hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển du lịch là điều không thể thực hiện. Do đó, chính quyền huyện Nam Giang cần đẩy mạnh công tác kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư vào phát triển du lịch của huyện; cần chú trọng đến các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động mang tính xã hội,
nhân đạo, từ thiện hơn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận. Việc kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư vào phát triển du lịch của huyện không chỉ thể hiện trên các Nghị quyết, kế hoạch, đề án…của huyện mà nó còn phải thể hiện trong quyết tâm chính trị, sự đồng lòng thống nhất, sự cầu thị của chính quyền huyện. Lãnh đạo huyện không nên ngồi chờ doanh nghiệp, tổ chức đến xin đầu tư mà cần phải làm ngược lại, đi “gõ cửa” doanh nghiệp để giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch của địa phương; phải tổ chức nhiều hội thảo đầu tư xúc tiến du lịch để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận công khai, minh bạch với các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch của huyện.
3.3.2.2. Giải pháp thực hiện quảng bá, giới thiệu và xây dựng sản phẩm du lịch.
Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang cần ban hành Chương trình hành động thực hiện quảng bá, giới thiệu và xây dựng sản phẩm du lịch của huyện trong trung hạn và dài hạn với nhiều giải pháp thiết thực:
- Phối hợp với các cơ quan báo, đài của địa phương và trung ương xây dựng các chuyên đề, phóng sự, các video clip chương trình khám phá, trải nghiệm về du lịch của huyện để phát sóng; thành lập trang Web riêng về giới thiệu, quảng bá du lịch huyện Nam Giang, phát huy thế mạnh các trang mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu thông qua các hội, nhóm, tổ chức, cá nhân; phát hành các sổ tay, tập gấp, bản đồ về du lịch của huyện;
- Lấy bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số huyện Nam Giang làm nòng cốt xây dựng các sản phẩm du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống, các sản phẩm nông sản đặc trưng của người dân tộc thiểu số bản địa, tạo điều kiện giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Để làm tốt việc này, cần phải thực hiện các nội dung:
+ Thực hiện tốt công tác kết nối với các họa sĩ, nhà thiết kế, nhạc sĩ, chuyên gia ẩm thực, các chuyên gia văn hóa dân tộc...để tư vấn xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, riêng biệt.
+ Hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống theo nguyên bản của nó. Bởi vì khi khách du lịch đến với một làng nghề truyền thống để tham quan, mua một món hàng lưu niệm, đối với họ là tìm kiếm giá trị về mặt tinh thần, về văn hóa được kết tinh ở đó chứ không phải để tìm kiếm một loại hàng hóa để phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của họ. Đây chính là cái độc đáo, đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch.
+ Thành lập các gian hàng, nhà truyền thống, nhà văn hóa các điểm để giới thiệu và bán các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, các sản phẩm nông sản đặc trưng của người dân tộc thiểu số bản địa. Giải pháp này giải quyết được hai vấn đề: Thứ nhất, giải quyết được đầu ra của các sản phẩm cho người dân, tạo điều kiện để khách du lịch chi tiêu nhiều hơn khi đến với huyện; thứ hai, góp phần tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn để thu hút khách du lịch; tổ chức các sự kiện văn hóa định kỳ hằng năm, biến hoạt động văn hóa thành sản phẩm du lịch.
3.3.2.3. Thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng người Cơ Tu tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang gắn với phát triển bền vững.
Hiện nay, phát triển du lịch cộng đồng đang là xu hướng chủ đạo, đúng đắn của nhiều địa phương, đặc biệt phù hợp với các địa phương miền núi như huyện Nam Giang, nhằm chia sẻ lợi ích cho người dân thông qua việc tạo sinh kế, thu nhập; nâng cao nhận thức cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường; gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, do người dân không thể đủ kiến thức, chuyên môn, không có các mối quan hệ, kể cả tài chính để quảng bá, kết nối, duy trì hoạt động du lịch, dẫn tới sự khó khăn,
thậm chí đi chệch mục tiêu ban đầu của mô hình sau khi các dự án tài trợ kết thúc. Nếu không có sự đồng hành hỗ trợ của chính quyền địa phương, của ngành du lịch thì mô hình du lịch dựa vào cộng đồng sẽ sớm đi đến thất bại.
Để mô hình du lịch dựa vào cộng đồng người Cơ Tu tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang gắn với phát triển bền vững hoạt động hiệu quả, chính quyền huyện cần xây dựng đề án hỗ trợ với những giải pháp tích cực:
- Thứ nhất, thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc: Đào tạo, tập huấn công tác quản lí, điều hành; công tác quảng bá, giới thiệu và xây dựng sản phẩm du lịch; tập huấn công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo đảm an ninh trật tự cho du khách; hướng dẫn xây dựng một số sản phẩm du lịch trải nghiệm mới lạ cho du khách gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa, lao động sản xuất thường ngày của người dân bản địa.
- Thứ hai, thực hiện chính sách hỗ trợ công tác qui hoạch, đầu tư hạ tầng du lịch cho Hợp tác xã như: Cải tạo, xây mới nhà Gươl, Moong cho các thôn; xây dựng các công trình vệ sinh công cộng; xây dựng các điểm bán hàng lưu niệm; hỗ trợ xây dựng một số homestay để đón khách nghỉ qua đêm, xây dựng đường giao thông nội bộ…Khi đầu tư xây dựng hạ tầng, cần đặc biệt chú ý đến kiến trúc văn hóa truyền thống, các công trình xây dựng phải phù hợp, không được làm phá vỡ cảnh quan xung quanh.
- Thứ ba, hỗ trợ tổ chức các sự kiện văn hóa định kỳ hằng năm tại làng du lịch nhằm thu hút khách đến với làng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mình và biến nó thành sản phẩm du lịch để phục vụ du khách. Phối hợp đưa các đoàn nghệ nhân về biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An … để quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm đến với du khách.
3.3.3. Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát về phát triển du lịch trên địa bànhuyện Nam Giang