Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 69 - 70)

- Rà soát thực trạng địa hình, dân số và các điều kiện tự thiên của

3.3.3. Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang

Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động du lịch, phát hiện các sai phạm, làm chệch hướng với mục tiêu phát triển du lịch huyện. Để làm tốt việc này, Chính quyền huyện Nam Giang cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ:

- Thường xuyên ban hành Quyết định về việc củng cố, kiện toàn Đội kiểm tra văn hóa liên ngành của huyện.

- Xây dựng qui chế phân công nhiệm vụ rõ ràng và kiểm điểm theo nhiệm vụ được phân công cho từng ngành trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ cập các nội qui, qui định về đảm bảo phát triển du lịch bền vững tại các khu, các điểm du lịch, các điểm dịch vụ phục vụ du lịch để du khách và các thành phần hoạt động trong ngành du lịch được biết.

- Thực hiện công khai các trường hợp vi phạm qui định về quản lí du lịch trên địa bàn để du khách và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch biết để rút kinh nghiệm và tránh vi phạm;

- Tổ chức kết nối các phòng, ban cùng chức năng của các huyện lân cận, kết nối các doanh nghiệp, cộng đồng để phát hiện vi phạm và thực hiện bảo tồn tốt các điểm đến; Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở lưu trú, hướng dẫn nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch cần chú trọng một số vấn đề:

- Thứ nhất, chính quyền huyện cần phải công bố cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, minh bạch các qui trình thanh tra, kiểm tra để làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra có hiệu quả.

- Thứ hai, áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, giám sát định kỳ, kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm nhanh chóng phát hiện và xử phạt kịp thời các biểu hiện vi phạm trong hoạt động du lịch; tập trung kiểm tra, thanh tra các điểm nóng về du lịch gây bức xúc, đặc biệt vi phạm về giá, phí dịch vụ; chèo kéo gây phiền hà du khách; ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm du lịch; bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách; bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử… - Thứ ba, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các tổ chức có

liên quan đến hoạt động du lịch để công tác kiểm tra, thanh tra được tiến hành nhanh, tránh chồng chéo, trùng lặp, không gây phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá mức độ tuân thủ các qui định về hoạt động du lịch.

- Thứ tư, thường xuyên kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư về du lịch trong quá trình thực hiện để xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp gây tác động xấu tới tài nguyên, môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời, bảo đảm tiến độ và hiệu quả thực hiện dự án.

Do đặc thù địa bàn và dân cư của huyện còn ở khởi điểm thấp, những giải pháp nêu trên tập trung ở mức độ tận dụng lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển lên là chính.

3.4. Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lí nhà nước trongphát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w