- Thứ năm, thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa
n 1.3.2.1 Các hâ tố chủ qua
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý phát triển du lịc hở huyện Tây Giang
Tây Giang là một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Đà Nẵng khoảng 120km về phía tây. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Cơ Tu, nơi đây là một trong số ít dân tộc thiểu số ở khu vực Trường Sơn còn bảo lưu được những nét đẹp nguyên gốc của văn hóa truyền thống. Với diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn và vị trí đặc thù, độ cao trên 1.580m, khí hậu Tây Giang quanh năm mát mẻ. Sở hữu hệ sinh thái rừng hoang sơ, quyến rũ như rừng nguyên sinh cây Pơ mu, rừng cây Đỗ quyên, rừng Lim cổ thụ, Đỉnh Quế…, Tây Giang đang từng bước đưa vào khai thác du lịch. Không chỉ có
ưu thế về thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, Tây Giang cũng là vùng đất giàu bản sắc văn hóa tộc người Cơ Tu. Đây là yếu tố để địa phương này ưu tiên đầu tư loại hình du lịch cộng đồng, sinh thái phù hợp với đặc thù văn hóa bản làng vùng cao.
Nhận ra những lợi thế về thiên nhiên, bản sắc, giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, Huyện ủy Tây Giang ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HU, ngày 10.9.2014 về thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Tây Giang giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng Tây Giang trở thành một trong những vùng trọng điểm du lịch phía tây đất Quảng. Huyện cũng chú trọng việc liên kết nội vùng, liên kết với những điểm du lịch có đông du khách như phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, đảo Cù Lao Chàm, cả việc liên kết thu hút du khách Lào ở bên kia biên giới. Đặc biệt, Nghị quyết 17 thể hiện sự quyết tâm, mạnh dạn của huyện trong việc bảo tồn phát triển văn hóa, lấy văn hóa để giữ rừng, giữ rừng để làm du lịch. Nhờ đó Tây Giang vẫn giữ được những khu rừng đặc trưng không nơi nào có được. Chính quyền huyện đã ban hành qui hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; địa phương cũng chủ động phối hợp với các viện nghiên cứu cử các đoàn chuyên gia, nhà khoa học đi khảo sát thực địa cánh rừng pơ mu, rừng đỗ quyên, rừng lim nhằm thiết lập hồ sơ, đề nghị công nhận rừng di sản, cây di sản, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, tạo thương hiệu cho du lịch Tây Giang. Huyện còn tổ chức đoàn đi thực tế tìm hiểu cách làm du lịch ở các tỉnh, huyện vùng cao phía Bắc để học hỏi kinh nghiệm; đưa con em địa phương đi đào tạo nghiệp vụ làm du lịch…Bên cạnh đó, huyện cũng đã thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch của huyện từ rất sớm.
Từ những cố gắng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch, lượng du khách đến với Tây Giang tăng bình quân hơn 20%/năm. Năm 2018, huyện Tây Giang đón 11.850 lượt khách với tổng doanh thu hơn 5 tỷ đồng.
Tuy giàu tiềm năng, song ngành du lịch Tây Giang vẫn chưa phát triển xứng tầm. Trước hết, đó là việc việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch của Tây Giang vẫn còn nhiều khó khăn nhất định; trong đó, khó khăn nhất là hệ thống lưu trú không đủ đáp ứng về chất lượng và số lượng, hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch còn quá khó khăn, gây trở ngại cho du khách. Bên cạnh đó, người dân - những chủ thể của du lịch cộng đồng chưa có cơ hội trải nghiệm hoạt động du lịch về văn hóa, chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ du lịch, đón tiếp khách, chưa có nhận thức về làm kinh tế du lịch. Dù số lượng khách du lịch đến với Tây Giang có tăng, song vẫn thiếu sự kết nối tour tuyến, dịch vụ còn đơn điệu, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa tạo ra nguồn thu đáng kể từ du lịch cho địa phương, cho cộng đồng (12).
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý phát triển du lịch của huyệnNam Giang