- Thứ năm, thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa
n 1.3.2.1 Các hâ tố chủ qua
2.3.2. Thực trạng công tác quản lí triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang.
2.3.2.1. Xây dựng bộ máy và thực hiện phân công quản lý du lịch ở huyện
Trên cơ sở Nghị quyết 08-NQ/HU, ngày 24/07/2017 của Huyện ủy Nam Giang và Đề án phát triển Du lịch huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang đã tổ chức phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, ban ngành liên quan phối hợp thực hiện quản lí nhà nước về du lịch:
- Phòng Văn hóa và Thông tin: Là đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu UBND huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn xây dựng các kế hoạch, đề án chi tiết về phát triển du lịch; làm đầu mối tập hợp, đôn đốc triển khai và báo cáo UBND huyện về kết quả thực hiện
công tác quản lí triển du lịch của huyện. Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện phục vụ mục đích phát triển du lịch của địa phương. Phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Nội vụ huyện trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Chịu trách nhiệm tham mưu việc bố trí các nguồn kinh phí, bảo đảm kinh phí tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án...phát triển du lịch của huyện. Lập danh mục các dự án thu hút đầu tư, các thông tin, số liệu cần thiết cho việc quảng bá, thu hút đầu tư cho du lịch.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chịu trách nhiệm tham mưu UBND huyện trong việc hướng dẫn xây dựng qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch. Chủ trì việc đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển du lịch và thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. - Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Căn cứ nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày
25/7/2017 của Hội đồng nhân dân huyện về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Nam Giang giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2030 để tham mưu UBND huyện đề án, kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Phối hợp với Phòng Tài nguyên-Môi trường xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch có trong đề án phục vụ yêu cầu phát triển du lịch.
- Phòng Nội vụ: Phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin trong việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch; xây dựng đề án
tham mưu UBND huyện thành lập bộ phận xúc tiến, đầu tư, quảng bá du lịch của huyện.
- Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện: Tham mưu UBND huyện về thiết kế cơ sở dự án đầu tư hạ tầng tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện để thu hút các nhà đầu tư và du khách
- Đội quản lí văn hóa liên ngành của huyện: Phối hợp với Phòng Văn hóa- Thông tin và Công an huyện trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch thực hiện đúng các qui định của pháp luật; kiên quyết xử lí các trường hợp vi phạm trên tinh thần đúng qui định của pháp luật và tránh gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân.
- Đài Truyền thanh- Truyền hình: Tăng cường công tác tuyên truyền, sản xuất các tin bài, phóng sự để quảng bá về tiềm năng du lịch Nam Giang nhằm thu hút các nhà đầu tư và du khách đến với Nam Giang. Phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình trong và ngoài tỉnh xây dựng các video clip quảng bá du lịch của huyện và thực hiện phát sóng định kỳ để đưa thông tin du lịch huyện Nam Giang đến với du khách
- Phòng Y tế: Chịu trách nhiệm tổ chức cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch kí cam kết thực hiện các qui định vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức hướng dẫn và tham mưu Ủy ban Nhân dân huyện cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Công an huyện: Chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách khi đến tham quan, du lịch tại huyện Nam Giang. Chỉ đạo công an các xã, thị trấn phối hợp với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho du khách.
- UBND các xã, thị trấn: Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong công tác phát triển
du lịch. Đồng thời, phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động du lịch tại địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân đang sinh sống trên địa bàn quản lý thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc giữ gìn bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, cần tuyên truyền việc bảo vệ rừng đầu nguồn nhất là các khu vực rừng có tiềm năng khai thác phát triển du lịch
2.3.2.2. Quản lí thực hiện chính sách qui hoạch đầu tư và quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã nêu rõ: “Dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, động lực; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch. Đầu tư các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến du lịch đường bộ” … “Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài. Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Kết hợp sử dụng nguồn lực của Nhà nước và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch....Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, tạo đột phá trong hoạt động xúc tiến quảng bá thị trường trong nước, kết hợp với nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí ngành Du lịch”
[2].
Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của cấp trên, chính quyền Nam Giang cũng đã quan tâm đến thực hiện chính sách phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
người Cơ tu trên địa bàn huyện; khuyến khích phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa. Những hoạt động thể hiện sự quản lý của chính quyền đối với phát triển du lịch là:
Năm 2009, tại tờ trình số 232/TTr-UBND ngày 10/12/2009, Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 4090/QĐ-UBND ngày 08/12/2010 Phê duyệt Qui hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch sinh thái Thác Grăng tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang với tổng diện tích 300,7 ha.
Năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, huyện Nam Giang phối hợp với tổ chức tổ chức Cứu trợ quốc tế Nhật bản (FIDR) thành lập hợp tác xã du lịch dựa vào cộng đồng người Cơ tu xã Tà Bhing, tổ chức đầu tư phục dựng lại làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống người Cơ Tu tại thôn Zơ Ra, xã Tà Bhing
Năm 2013, trên cơ sở nguồn vốn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, chính quyền huyện Nam Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 1756/QĐ-UBND ngày 05/6/2013 về phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư khôi phục Khu tái hiện di tích đường mòn Hồ Chí Minh tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang trên diện tích 5,765 ha, với tổng kinh phí 7.507.230.000 đồng.
Năm 2016, Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang đã ban hành Quyết định số 718/QĐ-UBND, ngày 24/5/2016 về việc phê duyệt Qui hoạch chi tiết dự án Tổ hợp khu văn hóa và sân vận động huyện Nam Giang và tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 1071/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 3 năm 2017 về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Tổ hợp khu văn hóa và sân vận động huyện Nam Giang với tổng số tiền 19.361.846.000
đồng. Đây là địa điểm sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao không chỉ cho huyện Nam Giang mà cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch đến với Nam Giang.
2.3.2.3. Quản lí thực hiện chính sách xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng của địa phương.
Như trên đã trình bày, việc xây dựng sản phẩm du lịch của địa phương rất khó khăn, nguyên nhân chính không phải không có tài nguyên du lịch mà là do sự quá tương đồng về truyền thống văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, khí hậu với các địa phương lân cận. Đến nay, các sản phẩm du lịch của huyện hiện có như: du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, tắm thác, nghệ thuật cồng chiêng, múa Tâng tung-Da Dá, dệt thổ cẩm, ẩm thực người Cơ Tu…đều có ở tất cả các địa phương lân cận trong vùng. Sự trùng lặp sản phẩm du lịch gây nên phân tán lượng du khách đến với các địa phương, tạo nên sự nhàm chán cho du khách, rất khó để thu hút du khách đến với địa phương lần thứ 2. Trong Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 12/12/2017 về phát triển Du lịch huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, chính quyền huyện cũng đã nhận ra điều này và đã đưa vào phương hướng thực hiện đề án nguyên một mục về “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng biệt, độc đáo” và nhấn mạnh: Tiếp tục lấy bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số huyện Nam Giang làm nòng cốt (Ủy ban Nhân dân huyện Nam Giang, 2017)
2.3.2.4. Quản lí thực hiện chính sách phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Quyết định số 1989/2012/QĐ-UBND ngày 06/9/2012 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07-NQ/HU của Huyện ủy Nam Giang về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống các dân tộc Nam Giang, giai đoạn 2012 - 2015, đến năm 2020. Trên cơ sở này, từ năm 2013 đến nay, chính quyền huyện Nam Giang đã thực hiện những
chính sách đầu tư bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc: Đầu tư xây dựng 15 nhà Gươl và sửa chữa 25 Gươl nhà cho các làng trong toàn huyện; tổ chức 03 lần ngày hội: ”Âm vang cồng chiêng”, thi tái hiện các nghi thức lễ hội truyền thống các dân tộc, thi điêu khắc gỗ, thi dệt thổ cẩm; thi ẩm thực truyền thống; 02 lần tổ chức hội thi Nói lí - Hát lí; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ dân ca, dân vũ tại các xã; hỗ trợ các xã kinh phí hoạt động cho các đội cồng chiêng...Thông qua các hoạt động này, người dân đã có sự nhận thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; khách du lịch có cơ hội được thưởng thức, khám phá nét đẹp văn hóa bản địa.