Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 70 - 74)

- Rà soát thực trạng địa hình, dân số và các điều kiện tự thiên của

3.4. Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang

Thứ nhất, Nam Giang là huyện miền núi khó khăn, đời sống nhân dân còn nghèo, việc quan tâm phát triển du lịch để góp phần phát triển kinh tế huyện, nâng cao đời sống cho nhân dân là việc làm hết sức cần thiết hiện nay.

Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng lợi ích to lớn mà du lịch mang lại, với vai trò là cơ quan quản lí nhà nước, chính quyền huyện không nên đặt nặng vấn đề hiệu quả kinh tế của chỉ riêng ngành du lịch (doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng, lượng du khách…), mà cần đặt nó trong mối quan hệ tổng thể kinh tế-xã hội của toàn huyện. Phát triển du lịch sẽ thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển (nhà hàng, khách sạn, vui chơi, giải trí, mua sắm…), thúc đẩy các phương tiện giao thông và loại hình giao thông phát triển, các doanh nghiệp viễn thông đầu tư hạ tầng vào địa phương, thúc đẩy việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập người dân, góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với thế giới bên ngoài… Hiểu rõ được vấn đề cốt lõi này thì chính quyền huyện mới thực sự mạnh dạn quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch của huyện.

Thứ hai, Nam Giang có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo được lưu giữ nguyên bản, đây là điều hết sức quí giá. Khi phát triển du lịch, bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo để phục vụ du khách, mang lại thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, mặt trái của phát triển du lịch là có nguy cơ làm phương hại các giá trị di tích, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; các hành vi, văn hóa ứng xử của du khách nếu không phù hợp có thể xâm hại đến các di tích, cảnh quan thiên nhiên, làm thay đổi lối sống, truyền thống văn hóa của người dân địa phương. Do đó, chính quyền huyện cận xác định rõ định hướng mục tiêu phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, phải lấy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện vừa là động lực nhưng cũng vừa là mục tiêu trong phát triển du lịch nói riêng và trong phát triển tổng thể mọi mặt của huyện Nam Giang nói chung.

- Thứ ba, chính quyền huyện Nam Giang cần quyết liệt chỉ đạo trong việc quản lí, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác tài nguyên, lâm khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện. Các hoạt động này nó vừa phá hoại tài nguyên du lịch, vừa gây phản cảm trong xã hội, phản cảm trong du khách. Đây là vấn nạn, xảy ra trong thời gian dài và có tính hệ thống, do đó, chính quyền huyện cần có những giải pháp tổng thể, căng cơ để giải quyết triệt để, có như vậy thì mới bảo đảm góp phần vào sự phát triển bền vững cho du lịch huyện. Xây dựng, quảng bá hình ảnh đẹp, thân thiện của huyện đến với du khách rất khó, nhưng để phá vỡ, hủy hoại nó vì các hoạt động này là rất dễ và rất nhanh.

Thứ tư, trong các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về phát triển du lịch, chính quyền huyện Nam Giang cần quan tâm và ưu tiên thực hiện giải pháp về nâng cao năng lực hoạch định chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang. Bởi vì hoạch định chính sách là cái gốc, là nhiệm vụ cốt lõi của công tác quản lí, là tiền đề, là cơ sở cho mọi vấn đề; còn năng lực hoạch định chính là năng lực của người quản lí. Người làm công tác quản lí mà năng lực hoạch định chính sách yếu kém thì chắc chắn mọi vấn đề thực hiện chính sách về sau sẽ không có tính khả thi, dẫn đến sự trì trệ và kém phát triển, thậm chí đi chệch hướng gây hậu quả nghiêm trọng chi kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Tiểu kết chương 3

Trong Chương 3, từ cơ sở lí luận khoa học của Chương 1, cơ sở thực tiễn của Chương 2, kết hợp với các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, Luận văn đã đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang.

KẾT LUẬN

Phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn được nhiều địa phương thực hiện nhằm giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn mà ở đó, các hoạt động kinh tế khác chưa thể giải quyết được. Ở huyện Nam Giang, trong những năm qua, phát triển du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số thành tựu nhất định, chính quyền huyện cũng đạt được một số mục tiêu cơ bản đề ra trong công tác quản lí phát triển du lịch. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế hiện có thì kết quả phát triển du lịch của huyện Nam Giang vẫn chưa xứng tầm, mà vấn đề cơ bản và mang tính quyết định ở đây nằm ở công tác quản lí nhà nước.

Qua nghiên cứu các lí luận khoa học về phát triển du lịch, nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch của huyện Nam Giang, nghiên cứu các văn bản hoạch định chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách quản lí phát triển du lịch của huyện.

Trong khuôn khổ cho phép của một luận văn thạc sĩ, bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và xây dựng luận văn, song luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng và quí Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn./.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w