Kinh nghiệm quản lý phát triển du lịc hở huyệ nA Lưới [19]

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 36)

- Thứ năm, thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa

n 1.3.2.1 Các hâ tố chủ qua

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý phát triển du lịc hở huyệ nA Lưới [19]

A Lưới là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế với đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống (Cơ tu, Pa kô, Vân Kiều…). Những năm gần đây, du lịch A Lưới trở thành điểm đến hấp dẫn ở khu vực miền núi của các tỉnh duyên hải miền Trung, lượng khách du lịch tăng cao hằng năm với trên 50 ngàn du khách/năm và doanh thu đạt trên 16 tỷ đồng/năm. Nếu so với các

trung tâm du lịch lớn lân cận như thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An thì lượng khách và doanh thu trên không đáng kể, nhưng đây là con số mơ ước của hầu hết các huyện miền núi của các tỉnh duyên hải miền Trung hiện nay. Đạt được kết quả trên là do chính quyền địa phương đã có những chủ trương, chính sách phù hợp, với phương châm lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch một cách bền vững, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo; coi trọng đưa bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện vào phát triển thành sản phẩm du lịch. Chính quyền huyện A Lưới đã thực hiện tốt công tác qui hoạch các điểm du lịch và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các điểm du lịch trên địa bàn huyện (Khu du lịch sinh thái A Nôr, xã Hồng Kim với diện tích 7,5 ha, khu du lịch sinh thái suối Pârle với diện tích 05 ha, khu du lịch suối nước nóng A Roàng với diện tích 10 ha); phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển du lịch, thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức khảo sát các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện; Phối hợp với Viện quản lý và phát triển Châu Á - AMDI khảo sát các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện A Lưới nhằm “Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái vùng và các mô hình du lịch sinh thái thí điểm cho Quảng Nam và Thừa Thiên Huế”. Bên cạnh đó, chính quyền huyện luôn đẩy mạnh hoạt động du lịch, thực hiện tuyên truyền quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức như in tờ rơi, pa nô, tranh ảnh, video clip về các điểm du lịch trên địa bàn huyện; phối hợp với các đài truyền hình trung ương đến các tỉnh thực hiện các phóng sự giới thiệu về văn hóa và du lịch của huyện A Lưới; đồng thời, cung cấp các sổ tay du lịch, đĩa CD, Catalogue về du lịch A Lưới cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện.

Tuy đạt được nhiều thành công trong những năm qua, công tác phát triển du lịch của huyện A Lưới vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:

- Vấn đề quản lí qui hoạch các điểm, khu du lịch còn lỏng lẻo; kiến trúc và xây dựng trong các khu, các điểm du lịch còn bất cập, chưa kết hợp được giữa yếu tố hiện đại và yếu tố truyền thống; việc bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống vẫn chưa được người dân xem trọng, các nghệ nhân am hiểu văn hóa ngày càng già đi, trong khi một số bộ phận thế hệ trẻ không còn thiết tha với văn hóa truyền thống.

- Huyện chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động du lịch, nguồn thu trực tiếp của họ từ du lịch còn quá thấp; việc đầu tư, phục dựng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số rất tốn kém, vượt khả năng chịu đựng của ngân sách huyện nghèo; nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân về du lịch chưa đầy đủ, sai lệch dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, phục vụ chưa tốt, mất thiện cảm đối với khách du lịch...

- Các doanh nghiệp không mấy mặn mà đầu tư vào du lịch ở các huyện miền núi do khó khăn thu hồi vốn; chất lượng một số loại hình dịch vụ bổ trợ như vui chơi, giải trí, mua sắm, mặt hàng lưu niệm chưa thực sự cao, thiếu tính chuyên nghiệp, đơn điệu về hình thức, chủng loại chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w