HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 41 - 42)

- Thứ năm, thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa

n 1.3.2.1 Các hâ tố chủ qua

HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Nam Giang là huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông (Lào), cách thành phố Đà Nẵng về phía Tây Nam khoảng 80 km, cách thành phố Tam Kỳ về phía Tây Bắc khoảng 100 km. Nam Giang là nơi sinh sống lâu đời của cộng đồng các dân tộc bản địa Cơ Tu và Giẻ Triêng sinh sống, chiếm gần 80% dân số toàn huyện; sau năm 1975, có một bộ phận người kinh từ các huyện đồng bằng lân cận lên sinh sống và một bộ phận nhỏ các dân tộc của các tỉnh phía Bắc di cư vào sinh sống (Tày, Nùng, Thái, …) (UBND huyện Nam Giang, 2019; Chi cục Thống kê huyện Nam Giang, 2019).

Về tự nhiên, Nam Giang là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế - Tây Nguyên, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh kết nối Quốc lộ 14B với các trung tâm du lịch như Đà Nẵng, Hội An, Mỹ Sơn. Nam Giang có các danh lam thắng cảnh thuận lợi cho phát triển du lịch như: Thác Grăng; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh; các lòng hồ Thủy điện (UBND huyện Nam Giang, 2017).

Về tiềm năng du lịch nhân văn, Nam Giang có làng dệt thổ cẩm Za Ra, Nghệ thuật Cồng chiêng và múa Tâng tung - Da Dắ, nghệ thuật Nói lý - Hát lý là những loại hình nghệ thuật truyền thống đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015. Các lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được bảo tồn khá nguyên vẹn và luôn được các nghệ nhân truyền dạy lại cho thế hệ con cháu (lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng đất lập làng, lễ cưới…) (UBND huyện Nam Giang 2017).

Về phát triển kinh tế: Nam Giang là huyện có nền kinh tế dựa vào phát triển nông lâm nghiệm là chính. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất đai chủ yếu là đồi núi cao, giao thông ở các xã biên giới đi lại khó khăn, tập quán sản xuất của người dân lạc hậu, thiếu đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên đời sống người dân nhìn chung còn rất khó khăn. Về mặt chủ trương, các ngành chức năng của huyện cũng đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế; việc đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng được quan tâm, phát triển các ngành nghề gắn liền với thương mại, du lịch, dịch vụ, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ của huyện hiện nay vẫn còn mang tính sơ khai, nhỏ lẻ; cơ cấu của ngành du lịch đóng góp vào nền kinh tế rất thấp, năm cao nhất là 2018 nhưng cũng chỉ chiếm 0,151% của nền kinh tế của huyện và chỉ chiếm 2,48% trong cơ cấu của ngành dịch vụ.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w