III. VHĐ theo đối tượng 1 Cá
1. Sản xuất kinh
3.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát các khoản vay
Các cán bộ tín dụng khách hàng cá nhân trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ, kiểm tra quá tình trạng tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro bảo đảm an toàn vốn vay qua việc kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng để kịp thời phát hiện xử lý những vi phạm để đảm bảo tín dụng cá nhân lành mạnh. Ngân hàng phải giám sát các khoản vay, kiểm tra hạn mức tín dụng, thường xuyên gặp gỡ khách hàng và thăm quan thực địa ... Để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ngay khi chúng mới phát sinh để kịp thời điều chỉnh, giải quyết kịp thời nhanh chóng, dứt điểm tránh trường hợp khi gặp rủi ro mới phát hiện ra và gây tổn thất cho ngân hàng.
Hiện nay trong cơ cấu của BIDV Thăng Long ta thấy không có các phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát khoản vay cá nhân: quản lý nợ vay, quản lý rủi ro tín dụng cá nhân và đội ngũ cán bộ của Chi nhánh thường rất trẻ, chưa có kinh nghiệm, kiến thức chưa sâu nên khả năng phân tích, đánh giá khoản vay còn yếu. Mặc khác BIDV Thăng Long thường có những KHCN ở tỉnh lẻ đến vay vốn để mua nhà, mua xe nên việc thẩm định thực địa
của CBTD vẫn còn sơ sài chưa chặt chẽ do vậy Chi nhánh nên có những biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay như:
- Tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận và đồng thời tuân thủ các qui định trong quá trình giải quyết khoản vay.
- Ngân hàng cần phân loại theo từng nhóm khách hàng khác nhau: khách hàng tiêu dùng, khách hàng mua nhà, khách hàng mua xe,...từ đó nhận rõ tính chất khách hàng làm cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thẩm định và quyết định cho vay.
- Thường xuyên rà soát những sơ hở trong quá trình cho vay bao gồm cả quá trình trước và sau giải ngân:
+ Kiểm tra trước khi cho vay: CBTD phải kiểm tra điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, các nội dung theo qui chế và các quy định khác của BIDV và thẩm định thực địa chính xác đối với các khoản cho vay thế chấp.
+ Kiểm tra trong khi vay ( kiểm tra trong giai đoạn giải ngân): kiểm tra chứng từ, tài liệu gửi kèm theo giấy nhận nợ khi khách hàng rút vốn vay để đảm bảo phù hợp với mục đích vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra tình hình thực tế sử dụng vốn vay, tìm hiểu thực tế tình hình sản suất kinh doanh, khó khăn thuận lợi trong việc thu nợ, tình trạng tài sản bảo đảm, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của Hợp đồng.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng đặc biệt như là thông tin khách hàng , các CBTD phải giải đáp được các vấn đề như tư cách của khách hàng có tin tưởng được hay không, mục đích của khoản vay, nguồn trả nợ của khách hàng, công việc kinh doanh của khách hàng hoạt động như thế nào...