III. VHĐ theo đối tượng 1 Cá
1. Sản xuất kinh
3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng đối với hoạt động dịch vụ, nhất là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, khi mà thị trường tài chính Việt Nam đã và đang phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Một đội ngũ lao động được tuyển dụng, đào tạo và trả lương hợp lý là cơ sở cho các ngân hàng khai thác tối ưu những nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất.
Nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng chứ không đơn thuần chỉ cho vay trên cơ tài sản thế chấp.
Thực tiễn tại chi nhánh cho thấy, chất lượng cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cho vay của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, am hiểu tình hình tài chính của khách hàng. Nhận xét của cán bộ tín dụng ảnh hưởng tiên quyết tới việc phê chuẩn khoản vay hay không. Do vậy để nâng cao hiệu quả cho vay, Ngân hàng cần xây dựng, phát triển một đội ngũ cán bộ đảm bảo về cả trình độ nghiệp vụ chuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp.
Về trình độ nghiệp vụ: Do BIDV Thăng Long là cấp chi nhánh, do đặc
tính của chi nhánh nên cán bộ tín dụng phải đảm đương toàn bộ quy trình cho vay từ tiếp xúc với khách hàng cho đến thẩm định, cho vay, thu nợ. Do khối lượng công việc lớn và tính đa dạng của công việc, đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng bằng các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ. Nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng chứ không đơn thuần chỉ cho vay trên cơ tài sản thế chấp.
Đối với các cán bộ cũ có thâm niên lâu năm, phải chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, đồng thời cập nhật các kỹ năng kiến thức mới để đáp ứng được nhu cầu trong hoàn cảnh mới.
Bên cạnh đó phải chú trọng tới công tác thu hút và đào tạo nhân tài mới, hướng tới việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung, cán bộ Ngân hàng nói riêng, bằng các biện pháp như mở rộng các đợt tuyển dụng công khai, tăng cường các chính sách thu hút nhân tài.
Về đạo đức cán bộ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tiên quyết đến hiệu quả
cho vay của BIDV Thăng Long. Yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, thường xuyên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tính chiụ trách nhiệm trong công việc. Phát huy tính chủ động trong hoạt động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường cho Ngân hàng, trong điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, BIDV Thăng Long phải đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi cho cán bộ để họ yên tâm công tác. Đảm bảo có chế độ khen, thưởng, phạt rõ ràng, tạo môi trường làm việc và có chính sách đãi ngộ hợp lý, đồng thời phải biết nhận biết người tài trọng dụng người tài để khuyến khích những nhân viên có tâm huyết với ngân hàng.