Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, bảo đảm ổn định chính trị nông thôn, củng cố niềm tin của nông dân vào sự lãnh đạo

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 152 - 158)

4 QUA ĐIỂ CƠ BẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ BỀ VỮ G CỦA G DÂGOẠI THÀ H HÀ ỘI TRO G QUÁ TRÌH ĐÔ THỊ HOÁ

4.2.5.Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, bảo đảm ổn định chính trị nông thôn, củng cố niềm tin của nông dân vào sự lãnh đạo

định chính trị nông thôn, củng cố niềm tin của nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc và chính quyền Hà Nội

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị cơ sở về vị trí, vai trò của nông dân ngoại thành cũng như tầm quan trọng của GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội trong tiến trình xây dựng và phát triển của Thủ đô. Cần xác định rõ GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội là trách nhiệm của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, các sở ban ngành, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và bản thân nông dân.

Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ thành phố và các cấp ủy đảng ở các địa phương ngoại thành thực sự trong sạch, vững mạnh. Đảng bộ Thành phố Hà Nội là Đảng bộ gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết với nhiều biện pháp chủ động sáng tạo, cách làm phù hợp. Các cấp ủy, tổ chức đảng từ Thành phố tới cơ sở cần quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc có

hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị tạo sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức, hành động của đảng viên góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh và chỉ đạo thực hiện tốt công tác GQVL của nông dân ngoại thành trong quá trình ĐTH.

Hệ thống chính trị cơ sở phải tập trung giải quyết dứt điểm, có hiệu quả những mâu thuẫn ở vùng nông thôn ngoại thành. Ngoài những mâu thuẫn đã và đang xảy ra trên địa bàn nhiều huyện ngoại thành như vấn đề thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, vấn đề thực hiện các chính sách xã hội, v.v…, cần sớm phát hiện những mâu thuẫn ngầm trong nội bộ nhân dân - đó là mâu thuẫn

giữa chính quyền và nông dân trên địa bàn. Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhưng trên thực tế hiện nay ở không ít huyện ngoại thành đã nổi lên nhóm lợi ích tạo ra mâu thuẫn ngầm về kinh tế trong vùng nông thôn. Trong quá trình ĐTH, với cơ cấu cư dân đa dạng, chênh lệch về trình độ nhận thức, đời sống khó khăn sẽ tạo nên tâm tư trong nông dân, cũng như đội ngũ cán bộ công chức xã. Mâu thuẫn giữa thói quen điều hành mệnh lệnh hành chính, các quyết định hành chính, kế hoạch tập trung và thủ đoạn hành chính can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Không ít nơi chính quyền thiếu tôn trọng cam kết của đội ngũ cán bộ khóa trước với doanh nghiệp khiến cho nhiều định hướng sản xuất theo kinh tế thị trường bị phá vỡ hoặc phải xử lý theo luật đi đêm không dễ cải cách. Mâu thuẫn giữa đường lối đúng đắn của chủ trương chính sách của Đảng bộ thành phố với việc tổ chức triển khai thực hiện không hiệu quả ở cơ sở. Hiện tượng tham ô, tham nhũng, đầu voi đuôi chuột , đánh trống bỏ dùi đang làm mất niềm tin của nông dân. Vì vậy, bên cạnh việc rà soát, sửa đổi bổ sung chính sách sát thực với yêu cầu thực tiễn của nông dân, cần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, thật sự tâm huyết với nông dân, vì nông dân.

Tổ chức lại và tạo lập mới những tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với trình độ phát triển của nông dân vùng ngoại thành trong quá trình ĐTH. Sự chuyển mình của nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng ngoại thành tất yếu đòi hỏi hệ thống chính trị ở cơ sở cần phải đổi mói, tổ chức, sắp xếp lại cho gọn nh ,

tinh giảm, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn. Kiên quyết đổi mới hoạt động của các tổ chức bị hành chính hóa, các tổ chức có tính hội nghề nghiệp chưa thật sự phát huy vai trò trong việc tạo động lực cho các loại hình sản xuất của nông dân.

Tiểu kết chƣơng 4

Để GQVL bền vững của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH, luận án đã đề xuất những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc, bao gồm: quán triệt đường lối của Đảng và nghị quyết của đảng bộ Thành phố về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đảm bảo phát triển bền vững và giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn; đồng thời phải đảm bảo giải quyết hài hoà lợi ích của khối liên minh công - nông - trí thức và của các chủ thể khác trong quá trình GQVL. Đây là những định hướng cơ bản cụ thể hóa quan điểm của Đảng, các nghị quyết, chính sách của Đảng bộ, UBND thành phố Hà Nội nhằm GQVL của nông dân ngoại thành một cách hiệu quả và bền vững.

Giải quyết tốt việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH chỉ đạt hiệu quả cao khi có một hệ thống các giải pháp khoa học, phù hợp, trong đó tập trung vào các giải pháp chủ yếu như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách tạo cơ chế và môi trường thuận lợi cho GQVL của nông dân ngoại thành đạt hiệu quả cao; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm đa dạng, kết hợp với nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nghề, nhằm GQVL bền vững; khuyến khích, tạo cơ hội, điều kiện để nông dân ngoại thành tự tạo việc làm; đồng thời xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, tạo sự ổn định chính trị trên địa bàn nông thôn, tạo niềm tin của nông dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, chiến lược của thành phố trong GQVL của nông dân ngoại thành.

Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và GQVL của nông dân ngoại thành nói riêng không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị, xã hội, thể hiện bản chất nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội, cũng như của mỗi người dân thủ đô nhằm góp phần phát triển kinh tế, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như trên phạm vi cả nước.

KẾT LUẬN

1. Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho nông dân nói riêng dưới tác động của CNH và ĐTH là vấn đề lớn, hệ trọng liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đến sự ổn định chính trị của một quốc gia. Vì vậy, cho đến nay từ các cách tiếp cận khác nhau đã có nhiều công trình, nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực diện dưới góc độ chính trị -

xã hội về giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa.

2. Để xác định những căn cứ lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, luận án đã làm rõ quan niệm về đô thị hóa và đặc điểm ĐTH ngoại thành Hà Nội; xác định những chủ thể, nội dung và phương thức GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội. Đặc biệt, những tác động của quá trình ĐTH đến vấn đề việc làm và GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội đã được nhận diện, để từ đó có căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm bền vững của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH.

3. Trong quá trình đổi mới, với những nỗ lực chỉ đạo sát sao của Đảng bộ thành phố Hà Nội, của hệ thống chính trị cơ sở thuộc các địa phương ngoại thành Hà Nội; kết hợp với sự vào cuộc hỗ trợ, giúp đỡ của khối liên minh công - nông - trí thức, của các doanh nghiệp…, và những nỗ lực của chính bản thân nông dân, công tác giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH đã được giải quyết và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nông dân ngoại thành đang được ổn định và nâng cao.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. CNH và ĐTH có những tác động tích cực làm biến đổi lớn và mạnh mẽ về nhiều phương diện kinh tế - xã hội của

ngoại thành Hà Nội, song cũng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có trong vùng. Tỷ lệ thất nghiệp của nông dân Hà Nội cao hơn so với cả nước; xu hướng nông dân không có việc làm, thiếu việc làm ngày càng gia tăng ở các vùng ven đô ngoại thành đang là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố.

Tốc độ ĐTH nhanh khiến một bộ phận không nhỏ nông dân ngoại thành không thích ứng kịp; nhiều nơi không gian sống của nông dân bị ô nhiễm nghiêm trọng, không gian sinh hoạt văn hóa, tâm linh bị xâm hại. Một bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền và những sơ hở của luật pháp làm giàu bất chính làm giảm sút niềm tin của nông dân với Đảng và chính quyền địa phương. Khi lòng dân không yên sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị - xã hội, thậm chí bùng phát những điểm nóng chính trị - xã hội mà chủ yếu liên quan trực tiếp tới vấn đề đất đai, vấn đề việc làm… Vì vậy, GQVL bền vững và nâng cao giá trị của việc làm cho nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH đang là vấn đề lớn đặt ra không chỉ cho Thành phố, mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

4. Để GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội hiệu quả, bền vững cần rất nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào những giải pháp cơ bản, đó là: hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách của Đảng, của Đảng Bộ và chính quyền thành phố Hà Nội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông thôn bị tác động bởi ĐTH; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ đó chuyển đổi cơ cấu lao động của nông dân ngoại thành Hà Nội theo hướng đa dạng, hiệu quả, tạo ra nhiều điều kiện và môi trường để đa dạng hóa ngành nghề, GQVL của nông dân ngoại thành trước tác động của ĐTH; coi trọng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội để nâng cao chất lượng việc làm và tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để GQVL và khuyến khích nông dân tự GQVL một cách hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị các cấp của thành phố Hà Nội nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GQVL cho nông dân, đồng thời vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa giữ vững được

trật tự xã hội và sự ổn định chính trị trên địa bàn thành phố cũng như trong phạm vi cả nước.

5. GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội là một vấn đề lớn, phức tạp và mang tính lâu dài nên nó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội và sự vào cuộc của nhiều chủ thể, trong đó có chính bản thân nông dân ngoại thành Hà Nội. Những kết quả nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu và chắc chắn không tránh khỏi còn những hạn chế thiếu sót. Do vậy, để GQVL cho người lao động nói chung, cho nông dân ngoại thành Hà Nội nói riêng thật sự bền vững và hiệu quả rất cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo từ các cách tiếp cận khác nhau.

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 152 - 158)