4 QUA ĐIỂ CƠ BẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ BỀ VỮ G CỦA G DÂGOẠI THÀ H HÀ ỘI TRO G QUÁ TRÌH ĐÔ THỊ HOÁ
4.2.2. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết việc làm của n ng dân ngoại thành Hà Nội trong quá tr nh đ thị hóa
Đẩy mạnh quá trình ĐTH, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị là yêu cầu số một. Việc này đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề phát triển thiết thân của khu vực nông nghiệp, nông thôn; mặt khác đòi hỏi một tầm nhìn xa và tư duy phát triển hiện đại. Việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước sạch, hệ thống hạ tầng thông tin với mức giá khuyến khích, phát triển theo hướng hiện đại phải gắn với quy hoạch công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị ở các vùng nông thôn huyện ngoại thành, phải phù hợp với các điều kiện văn hóa - lịch sử của từng vùng. Hiện nay, người nông dân vẫn phải trả chi phí cao để sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm do các điều kiện hạ tầng yếu kém (tốn phí thời gian do đường xá đi lại nhiều nơi chưa thật thuận tiện, giá điện, giá nước cao; hệ thống thông tin kém phát triển do cước phí điện thoại cao, tổn thất do không nắm bắt chính xác thông tin để có thể phản ứng kịp thời nhằm tạo cơ sở thuận lợi cho GQVL và cơ hội tìm kiếm việc làm của nông dân). Bên cạnh đó phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, chú trọng các ngành công nghiệp chế biến nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với từng vùng nguyên liệu và thị trường; đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khai trương chương trình làng nghề gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. GQVL gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo những hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, GQVL gắn với chuyển d ch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá tr nh ĐTH theo hướng xây dựng nền nông nghiệp đô th sinh thái bền vững.
GQVL cho nông dân phải đặt trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tập trung tháo gỡ khó khăn cản trở sự phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, định hướng đầu tư theo nhu cầu của thị trường, vốn kinh doanh, mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đất nông nghiệp Hà Nội sẽ giảm dần cùng với tốc độ ĐTH nhanh và mạnh, cùng với quy mô dân số sẽ tăng. Do đó, yêu cầu về GQVL của nông dân ngoại thành ngày càng nan giải và bức thiết. Để nông nghiệp ngoại thành Hà Nội vẫn phát triển được trong mối tương quan với chiến lược an ninh lương thực của thành phố thì chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng cao, kinh tế xanh, phát triển bền vững là giải pháp có tính khả thi cao trong bối cảnh đất chật, người đông, môi trường ô nhiễm. Cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Tiếp tục hoàn thiện qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch sử dụng đất đai và việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội. Nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường vai trò quản lý của nhà nước với quy hoạch trong lĩnh vực đô thị và nông nghiệp. Vì vậy, cần rà soát lại quy hoạch cũ, tổng
kết đánh giá việc thực hiện các mô hình thí điểm trong phát triển sản xuất, đào tạo nghề… để tiếp tục điều chỉnh cụ thể vào quy hoạch phát triển chung. Khắc phục những yếu kém, thiếu đồng bộ, lộn xộn, thiếu khả thi của chất lượng quy hoạch gắn với năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm quy hoạch. Thực hiện phi tập trung ĐTH để phân bổ nguồn lực ĐTH cho nông thôn với việc xây dựng các thị tứ phân bố đều ở khu vực nông thôn để trở thành nơi thu hút lao động nông thôn khu vực công nghiệp, dịch vụ, cầu nối giữa khu vực nông thôn với các đô thị, giảm tải sự nhập cư của nông dân ra các khu đô thị lớn. Các thị tứ ở khu vực nông thôn được qui hoạch một cách kỹ lưỡng để không tạo ra những cản trở cho sản xuất và đời sống khu vực nông thôn xung quanh.
- Để nâng cao chất lượng quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành liên quan rà soát lại quy hoạch phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi theo hướng trang trại, trồng trọt theo hướng vùng sinh thái, nuôi trồng thủy hải sản trong phạm vi toàn thành phố tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt vùng ngoại thành từng huyện để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu chế biến trong công nghiệp qua đó đào tạo hướng nghiệp cho nông dân.
- Đa dạng các nguồn huy động vốn đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tín dụng, vốn của nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp tạo việc làm cho nông dân. Việc huy động vốn chuyển đổi cơ cấu trong dân có thể thông qua đấu thầu quyền sử dụng đất, khuyến khích hộ nông dân, chủ trang trại… tham gia, hoặc qua hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Tạo cơ chế chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất ở ngoại thành cho các hộ nông dân tự mở mang phát triển sản xuất theo các mô hình tiên tiến.
- Đi đôi với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình phân công lại lao động. Vì vậy, chuyển đổi việc làm của nông dân nông nghiệp sang các lĩnh vực dịch vụ trong nông thôn theo chủ trương ly nông bất ly hương. Cũng phải tính đến việc chuyển đổi việc làm của nông dân trong nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp ra khỏi khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội.
- Xác định mũi nhọn về ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, để khoa học - công nghệ trở thành khâu then chốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ưu tiên công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học như công nghệ sản xuất rau an toàn, trồng hoa trong nhà lưới, tưới nước ngầm qua xử lý, công nghệ lai tạo giống. Tập trung phát triển vùng rau an toàn ở một số huyện như Gia lâm, Đông Anh, Phúc Thọ, Mê Linh; chăn nuôi lợn ở Gia lâm, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Thạch Thất, Sơn Tây, Thanh Oai… chăn nuôi bò ở Quốc Oai, Ba Vì. Thông qua việc ứng dụng khoa học - công nghệ cao, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nông dân lên một bước mới về chất, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình GQVL.
Muốn khoa học - công nghệ phát triển và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn vùng ngoại thành hiệu quả cần đẩy mạnh đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ để phát triển sản xuất GQVL. Việc đầu tư vốn vào những ngành công nghệ cao sẽ tạo ra việc làm của nông dân có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trong nông nghiệp ngoại thành, những lĩnh vực công nghệ chủ lực như công nghệ sinh học, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, công nghệ bảo quản chế biến, công nghệ sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng…đã được triển khai thực hiện tuy hiệu quả chưa thật sự cao… Khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc chuyên môn hóa lao động của nông dân và giảm bớt lao động chân tay. Sự tác động của khoa học - công nghệ đến GQVL của nông dân có tính hai mặt: Nếu tăng vốn đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến thì việc làm sẽ giảm nhưng tạo ra những việc làm có năng suất và thu nhập cao; mặt khác, nếu tăng vốn đầu tư sử dụng công nghệ thấp sẽ gia tăng việc làm giản đơn, năng suất thấp, thu nhập thấp, cơ hội GQVL của nông dân tăng. Do đó, cần phải có chính sách sử dụng khoa học và công nghệ hợp lý để vừa tăng năng suất lao động, vừa tạo ra nhiều việc làm cho nông dân. Hiện nay chính sách về khoa học - kỹ thuật không nhiều. Đây là một nghịch lý, vì để hội nhập, nông dân phải vượt qua được rào cản về vốn, khoa học kỹ thuật, thương hiệu và thị trường. Để đảm bảo ứng dụng tiến bộ khoa học để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả cần tăng lượng vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp các nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở nhân giống, trung tâm thú y, bảo vệ thực vật đạt trình độ tiên tiến trong cả nước đủ năng lực nghiên cứu và chuyển giao khoa học - kỹ thuật công nghệ cho nông dân Hà Nội và cả nước. Cần phải chọn lọc quá trình chuyển giao kỹ thuật công nghệ phù hợp với điều kiện từng vùng ngoại thành về trình độ và khả năng tiếp nhận của cơ sở về thổ nhưỡng khí hậu, cơ sở hạ tầng, tập quán canh tác, trình độ kỹ thuật và phong tục tập quán của nông dân. Bên cạnh đó, cán bộ chuyển giao phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm, lồng ghép với quá trình đào tạo nghề, hội thảo khoa học, thăm quan, tập huấn để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở và nông dân để họ có thể áp dụng thành công tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển nông nghiệp ở nông thôn Hà Nội cũng đồng nghĩa với việc thiết lập kiến thức cao về khoa học công nghệ cho nông dân ngoại thành. Điều đó sẽ giúp nông thôn quy hoạch đất đai, khoanh vùng để giữ gìn bờ xôi ruộng mật . Chỉ xây dựng công trường ở nơi thuận tiện và sân golf - yếu tố quan trọng để phát triển du lịch - phải ở nơi không phải đất nông nghiệp, với con số hợp lý; giúp nông thôn ngoại thành ứng dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ, IPM, GAP để bảo vệ môi trường, các phương pháp xử lý làm sạch nước, nâng cao chất lượng nước dùng trong nông nghiệp; ứng phó được với thiên tai bão lụt, tìm giải pháp thích ứng khi khí hậu biến đổi và sẽ cho những giống lúa chống lụt (gene Sub1), chống mặn, phương pháp trồng hoa màu trên cát.
Việc ứng dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cần sự tham dự của không chỉ riêng các tổ chức nhà nước và nghiên cứu khoa học, mà cần cả sự tham gia của doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức kĩ thuật của ngành trong lúc tăng cường giúp nông dân tiếp cận với ứng dụng kĩ thuật. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào ngành nông nghiệp có thể giúp giải quyết các vấn đề về vốn và thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các mô hình liên kết kinh tế nông nghiệp giữa các huyện ngoại thành, giữa nội thành và ngoại thành, giữa nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm GQVL của nông dân trong quá trình ĐTH
Mở rộng phát triển các hình thức liên kết kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng cao của gần 10 triệu dân Hà Nội. Vấn đề lao động và việc làm của nông dân Hà Nội theo đó càng trở nên gay gắt. Để liên kết hiệu quả, chính quyền các cấp của thành phố cần rà soát quy hoạch vùng nông sản, triển khai các hoạt động liên kết gắn sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện trao đổi hàng nông sản giữa các vùng ngoại thành, giữa nội thành và ngoại thành và các vùng lân cận; nâng cao nhận thức về vai trò của liên kết kinh tế nông nghiệp trong việc đem lại lợi ích của các chủ thể tham gia. Kêu gọi đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp có ưu thế về tài chính tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm phải là động lực của quá trình tạo việc làm và GQVL của nông dân.
Du lịch nông thôn là một biện pháp có thể kết hợp với sự phát triển kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm các nước cho thấy du lịch nông thôn có thể làm tăng gấp đôi thu nhập của nông dân, tạo việc làm và thúc đẩy sự nâng cao chất lượng của nông nghiệp. Hà Nội phải xây dựng được một hệ thống dịch vụ phục vụ cho nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, đây là một kho việc làm rất phong phú có thể giải quyết được việc làm cho nông dân mất đất. Công việc chủ yếu của hệ thống dịch vụ này là nông nghiệp sạch và công nghiệp chế biến thực phẩm. Hình thức đào tạo nghề cho nông dân thích hợp nhất là vườn ươm xí nghiệp đang được áp dụng rộng rãi ở các nước và thí điểm ở nước ta. Đẩy mạnh chương trình mỗi làng một nghề để đa dạng sản xuất, tăng thu nhập và hiệu quả sử dụng lao động, tuy nhiên, cần xử lý tốt môi trường không gây ô nhiễm. Phát triển chợ nông sản như một kiểu sàn giao dịch ở nông thôn giúp nông dân bán sản phẩm trực tiếp cho doanh nghiệp không phải thua thiệt khi phải bán qua trung gian.
Việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái ven đô với các mô hình phù hợp sẽ tạo thêm nhiều việc làm để thực hiện quá trình thâm canh cây trồng và gia súc
ở cả khu vực nông thôn và thành thị, tạo thêm thu nhập cho nông dân kể cả với những người cao tuổi và sức khỏe yếu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Thủ đô.
Thứ ba, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm GQVL của nông dân trong diện b thu hồi đất nông nghiệp
Trong quá trình ĐTH thành phố Hà Nội, đối tượng nông dân bị thu hồi đất chiếm tỉ lệ không nhỏ, vì vậy GQVL cho họ cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở tiền bồi thường để hỗ trợ đào tạo nghề, hướng nghiệp cho nông dân; tiếp tục chuyển đổi nghề cho nông dân bằng cách chuyển sang khu vực dịch vụ đô thị, dịch vụ ở các khu công nghiệp…
Thực tế điều tra cho thấy, số tiền được đền bù do bị thu hồi đất trong quá trình ĐTH được nông dân sử dụng chủ yếu vào xây dựng nhà cửa, mua sắm tỷ lệ (34,4%) trong khi đó đầu tư cho học hành chỉ chiểm 17,6%, đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh 34,1%( Bảng 8, Phụ lục 2). Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy nguồn chủ yếu từ tiền bồi thường là cơ hội tốt để nông dân biết cách tính toán hợp lý, tìm cho mình được việc làm phù hợp và thích nghi với cơ chế thị trường. Mặt khác, đẩy mạnh chính sách bồi thường cho nông dân bị thu hồi 30% diện tích đất bằng đất nền hoặc đất ki ốt dịch vụ tại các vùng ĐTH nhằm bố trí việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho nông dân, kết hợp với chính sách vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.
Với dự báo đến năm 2030, khi ĐTH ở Hà Nội đạt 70% thì nhiều vùng nông thôn ngoại thành sẽ trở thành các khu đô thị. Các khu đô thị mới mọc lên nhiều sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm hơn cho nông dân
ở khu vực dịch vụ. Vì vậy, Nhà nước và chính quyền thành phố các cấp cần chú trọng đặc biệt đến chính sách định hướng, hỗ trợ cho nông dân chuyển thành thị dân, lao động phi nông nghiệp ngay trên vùng nông dân đã và đang sinh sống. Vai trò của khối liên minh công - nông - trí thức và các chủ thể khác sẽ được phát huy hiệu quả thông qua việc thực hiện thành công chuyển đổi cơ cấu kinh tế, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Với các hộ nông dân sản xuất gia trại, trang trại, cần có sự quy hoạch diện tích cho công nghiệp tập trung, nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi, cây đặc sản, cây công nghiệp tập trung để phát triển gia trại, trang trại. Chính quyền địa phương hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hộ nông dân về cơ sở hạ tầng cơ bản như