Quan niệm về đô thị hóa

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 32 - 33)

Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [150].

Đô thị được phân thành 6 loại gồm: Loại đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV, V; theo các tiêu chí cơ bản sau: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu, và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; qui mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng [150].

Trong quá trình phát triển, các đô thị có xu hướng ngày càng được mở rộng trên phạm vi lớn và diễn ra một cách nhanh chóng nên được gọi là quá trình ĐTH. Dưới góc độ vùng, ĐTH là quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Dưới góc độ kinh tế, ĐTH là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư và những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.

Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính qui luật; là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…), thực chất đó là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững. Như vậy, ĐTH là quá tr nh biến đổi và phân bố các

lực lượng sản xuất cùng với quan hệ sản xuất tương ứng trong nền kinh tế quốc dân; bố trí dân cư, h nh thành và phát triển các h nh thức và điều kiện sống theo kiểu đô th ; đồng thời phát triển đô th hiện c theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại h a cơ sở vật chất và t ng qui mô dân số đô th .

Ngày nay, ĐTH luôn gắn liền với CNH, HĐH. ĐTH và sự hình thành các đô thị hiện đại là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ CNH, HĐH. Về thực chất, CNH, HĐH và ĐTH là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển mạnh khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, tăng nhanh lao động làm công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh lao động làm nông nghiệp. CNH diễn ra đồng thời với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp tập trung, các trung tâm dịch vụ lớn và cùng với nó là quá trình mở rộng các khu đô thị, các thị trấn, thị tứ…, điều đó dẫn đến dân số thành thị cũng sẽ tăng lên. Như vậy, phần lớn lao động nông thôn làm nông nghiệp sẽ phải chuyển sang làm phi nông nghiệp, người dân sống ở nông thôn trở thành dân thành thị.

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 32 - 33)