Tác động của đ thị hóa đến giải quyết việc làm củ an ng dân ngoại thành Hà Nộ

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 62 - 70)

thành Hà Nội hiện có 26/152 thôn đặc biệt khó khăn có nông dân là người dân tộc thiểu số sinh sống, tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì huyện Ba Vì và xã An Phú huyện Mỹ Đức [29]. Bên cạnh một bộ phận nông dân năng động sản xuất, kinh doanh, biết ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ mới, nhanh nh n thích ứng với thị trường… đã giàu lên nhanh chóng, thì một bộ phận nông dân lâm vào cảnh mất đất, mất nghiệp; một bộ phận nông dân rơi vào vòng nghèo đói (đặc biệt nông dân người dân tộc thiểu số), thậm chí, xuất hiện một bộ phận nông dân lưu manh, sa vào các tệ nạn xã hội.

Ba là, một bộ phận nông dân ngoại thành Hà Nội (chủ yếu các huyện ngoại vi) vẫn ch u ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo, phong kiến.

Mặc dù đã có sự thay đổi đáng kể trong tư tưởng, tâm lý, song một bộ phận nông dân ngoại thành Hà Nội vẫn chịu sự chi phối khá nặng nề của các phong tục truyền thống làng xã, cục bộ gia trưởng; thậm chí tìm cách níu kéo, cản trở sự phát triển, tiến bộ của người khác, nhất là trong lao động sản xuất. Trình độ nhận thức, tư duy lý luận hạn chế, trình độ khoa học và kỹ thuật còn thấp, phong cách làm việc thủ công, chuộng hình thức, cách nghĩ, cách làm của người sản xuất nhỏ tiểu nông còn ảnh hưởng nặng nề. Một số cán bộ làng, xã còn nặng bệnh gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, cục bộ, chạy theo thành tích, coi thường kỷ cương phép nước… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận động nông dân tự tạo việc làm, tham gia chủ trương GQVL của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Tác động của đ thị hóa đến giải quyết việc làm của n ng dânngoại thành Hà Nội ngoại thành Hà Nội

- Một là, ĐTH góp phần tạo việc làm mới trong các ngành công nghiệp dịch vụ, nâng cao chất lượng việc làm trong nông nghiệp; hình thành đội ngũ nông dân thủ đô có trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và văn hóa ngày càng cao.

Do tác động của ĐTH, nên công nghiệp trên địa bàn ngoại thành Hà Nội phát triển mạnh. Nhiều khu công nghiệp tập trung được hình thành như Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng A và B. Các khu công nghiệp Cầu Diễn, Cầu Bươu, Pháp Vân, Đức Giang được cải tạo và mở rộng. Bước đầu hình thành một số khu công nghệ cao (Hòa Lạc); công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin phát triển mạnh - chiếm trên 14% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo. Các khu, cụm công nghiệp tạo ra khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu [164, tr.33].

Theo con số của Tổng cục Thống kê Hà Nội năm 2017, lực lượng lao động trong độ tuổi của Hà Nội là 3,8 triệu người, trong đó khu vực nông thôn là 1,8 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 62,3%, khu vực nông thôn là 75,3%. Lao động trong độ tuổi có việc làm trên 3,7 triệu người, đạt tỷ lệ 97%. Lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn Hà Nội chiếm 46,9%. Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội khoảng 60,7%

[214]; tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội đến đầu năm 2019 còn 1,9% [93]. Tốc độ ĐTH vùng ngoại thành Hà Nội diễn ra nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, lao động việc làm và GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội. Cùng với quá trình CNH và ĐTH, nông dân ngoại thành Hà Nội có sự biến đổi mạnh về cơ cấu, họ trở thành tầng lớp thị dân tiểu thương, tiểu chủ; trở thành công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; trở thành những người lao động tự do, làm nhiều nghề, trong đó một bộ phận vừa làm ruộng, vừa làm thêm các nghề khác; một bộ phận nông dân có ruộng nhưng không làm ruộng; một bộ phận nông dân thất nghiệp… Nhìn chung, đa số nông dân ngoại thành vẫn làm nông nghiệp. Số lượng nông dân ngoại thành Hà Nội có xu hướng giảm dần cùng với quá trình ĐTH. Đó cũng là tiêu chí một mặt phản ánh xu hướng tất yếu khách quan của sự biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội - giai cấp; mặt khác

phản ánh quá trình GQVL của nông dân đã làm cho một bộ phận nông dân có sự chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng tích cực, năng động.

Đô th h a gắn với CNH, HĐH đã trực tiếp g p phần nâng cao chất lượng việc làm của nông dân. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng. Sự hình thành trên địa bàn ngoại thành Hà Nội những khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm dịch vụ, khu đô thị mới… đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, làm xuất hiện những ngành nghề mới, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường rộng rãi ứng dụng khoa học và công nghệ. Chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất, đảm bảo hiệu quả, bền vững.

- Hai là, ĐTH thúc đẩy hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội ngày càng phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, làm t ng cơ hội t m kiếm việc làm của nông dân.

ĐTH làm thay đổi kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn khu vực ngoại thành, các dự án giao thông lớn kết nối trung tâm với vùng ngoại vi như: Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp... Riêng 8 tuyến đường bộ lớn, tổng mức đầu tư đã lên tới hơn 2 tỷ USD, một con số tương đương 70% thu ngân sách trong năm 2007 của Hà Nội [9] đã tác động lớn đến sự thay đổi bộ mặt vùng ven đô.

Hạ tầng nông thôn cũng được cải thiện. Đường bê tông chạy tới những xã nghèo nhất ở cực Tây thành phố, nơi sinh sống của đồng bào Mường trước thuộc tỉnh Hòa Bình. Từ chỗ hầu hết các đường liên huyện còn là đường đất, sống trâu,

ổ gà, ngập nước khó đi, nhiều vùng nông thôn không có đường ô tô, đến nay hệ thống đê kè, thủy lợi, giao thông nông thôn được củng cố, nâng cấp. Hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn được thay đổi mạnh mẽ: đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%, đường trục thôn, liên thôn 95%, đường ngõ xóm 91%, trục chính nội đồng 50%. Hệ thống trường học và các thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp. Tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn làng văn hóa là 57,8%. Tỷ lệ thôn, xóm có nhà văn hóa đạt 80,5%; 100% trong 386 xã có điện,

bưu điện, 269 xã đạt tiêu chí về thủy lợi, 272 xã đạt tiêu chí trường học, 286 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, hỗ trợ hơn 11.000 hộ nghèo xây dựng, sửa nhà xuống cấp, hư hỏng nặng với kinh phí 240 tỷ đồng [190]. Những thay đổi lớn theo hướng tiến bộ trong kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận thông tin, khoa học công nghệ, nâng cao dân trí, tìm kiếm thị trường lao động, thị trường hàng nông sản… góp phần GQVL ngày càng hiệu quả.

Song mặt trái của ĐTH tác động đến vấn đề này chính là sự phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn quá nhanh và nhiều nơi thiếu tính qui hoạch, mang tính tự phát đã dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường nông thôn, phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống vốn cần được lưu giữ phát huy, thậm chí đây lại là một lĩnh vực mà nông dân ngoại thành Hà Nội có thể phát triển việc làm trong lĩnh vực du lịch văn hóa, phát triển các homestay… Sự phát triển của hạ tầng thông tin, nhất là mạng internet song tính kiểm duyệt không cao cũng là nguy cơ làm cho người nông dân nhiễu thông tin ; thậm chí không ít k xấu tận dụng cơ hội này để kiếm tiền bằng những việc làm bất minh như đánh bạc qua mạng, lừa đảo, hoặc tung tin xấu, độc hại, giả mạo, v.v…

-Ba là, ĐTH một mặt tạo nhiều cơ hội chuyển đổi việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp; mặt khác gia tăng sức ép tìm kiếm việc làm và nguy cơ thất nghiệp cao.

Về khách quan, tương ứng với quá trình ĐTH sẽ diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Đó là sự chuyển dịch tiến bộ hợp qui luật trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Quá trình ĐTH làm cho cơ cấu lao động vùng ngoại thành Hà Nội biến đổi nhanh chóng. ĐTH làm giảm dần quĩ đất canh tác nông nghiệp ở khu vực ngoại thành Hà Nội đã kéo theo một bộ phận nông dân phải chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, nghề thủ công… Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 50% làng nghề của cả nước và 59% tổng số làng thuộc ngoại thành trên địa bàn [164, tr.33]. Làng nghề là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn vùng ngoại thành. Lao động làng nghề ở ngoại thành Hà Nội đã góp phần quan trọng giải

quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông nhàn.

Ở Việt Nam, đất đai là nguồn lực đặc biệt khan hiếm. Trong những năm qua, hàng trăm ngàn hécta đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển thành đất công nghiệp và đô thị. Người nông dân bị thu hồi đất, nguồn tư liệu sản xuất sinh tồn chủ yếu nhất để phát triển nông nghiệp cũng bị thu h p, xuất hiện nguy cơ hình thành vòng luẩn quẩn đáng lo ngại cho quá trình phát triển của nền kinh tế và xã hội nông thôn. Quy mô và tốc độ thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội cao nên ước tính hàng năm có hàng vạn lao động nông nghiệp bị mất đất sản xuất và bất đắc dĩ lâm vào cảnh mất việc làm. Số dân đông, thừa lao động, thiếu việc làm dẫn tới nông dân thu nhập thấp. Một bộ phận nông dân mất việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, do tình trạng phá sản của nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp bình quân ở ngoại thành Hà Nội ngày càng giảm. Theo tính toán của một số nhà khoa học, 80% diện tích giải phóng mặt bằng trong quá trình ĐTH ở Hà Nội là đất nông nghiệp - tư liệu sản xuất gắn với việc làm của nông dân ngoại thành [219, tr.45]. Trong 10 năm từ 2000 đến 2010, đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành đất đô thị là 11.000 ha phục vụ cho 1736 dự án, kéo theo sự mất việc truyền thống của 150.000 nông dân [197, tr.21]. Trong 5 năm từ 2011-2015, diện tích đất nông nghiệp giảm trung bình 5.500 - 6.000ha/năm, mỗi năm trung bình giảm trên 1000 ha [131]. Riêng năm 2017, thành phố Hà Nội thu hồi đất với tổng diện tích là 2.748 ha [84]. Như vậy, nếu trung bình 1ha đất nông nghiệp ở Hà Nội bị thu hồi kéo theo 15 đến 18 lao động mất nghiệp thì trong 5 năm 2011-2015 uớc tính khoảng 75.000 nông dân mất nghiệp, có nhu cầu tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp…

Cùng với ĐTH, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp sẽ tăng lên, số nông dân thiếu việc làm do mất đất canh tác vì thế cũng gia tăng, nhu cầu GQVL của nông dân trở nên ngày càng gay gắt… Hàng năm, trên địa bàn thành phố bình quân có trên 400 dự án liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, với diện tích đất thu hồi trên 2.100 ha liên quan đến 46.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Giai đoạn 2001 - 2009, thành phố ra quyết định thu hồi đất của 3.765 dự án với tổng diện tích đất thu hồi là 19.516,3 ha. Hà Nội mở rộng tính đến ngày 31/8/2008, trên địa

bàn có tới 800 dự án với quy mô đầu tư hơn 12.833 ha đất phải thu hồi, liên quan đến gần 180.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó dự kiến phải bố trí tái định cư GQVL cho khoảng 18.000 hộ, chiếm 1/5 tổng số hộ bị thu hồi đất, tạo ra sức ép tìm kiếm việc làm cho nông dân [9].

Khi đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho các khu công nghiệp, cho ĐTH… sẽ tạo ra nhiều việc làm cho nông dân có trình độ chuyên môn, tay nghề. Mặc dù các cơ sở công nghiệp vẫn sử dụng nhiều lao động chưa được đào tạo kỹ càng, nhưng những đòi hỏi của người sử dụng lao động đi đôi với mức tiền công họ trả chưa đủ sức hấp dẫn người nông dân. Một thời gian dài, nông dân không thể tham gia lao động trong các xí nghiệp công nghiệp do chủ thuê ít, đòi hỏi yêu cầu cao, do điều kiện lao động khắc nghiệt (xa nhà, làm ca, ô nhiễm, thiếu bảo hiểm xã hội, thiếu điều kiện vệ sinh công nghiệp, mức lương thấp…). Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp tăng nhưng nông dân vẫn thất nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu đề ra của doanh nghiệp về độ tuổi, trình độ chuyên môn, mức thu nhập từ lao động công nghiệp quá thấp so với nhu cầu cơ bản của gia đình. Việc làm của nông dân ngoại thành chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất thấp, thu nhập không cao.

Tốc độ ĐTH nhanh khu vực ngoại thành Hà Nội khiến cho lao động nông nghiệp giảm còn 20% trong lao động xã hội, lao động nông nghiệp qua đào tạo chiếm khoảng 70-75% [131], tuy nhiên cơ hội việc làm thấp trong nhóm đối tượng chuyển đổi nghề phi nông nghiệp.

Tỷ lệ trình độ học vấn tay nghề của người lao động có sự mất cân đối, trong khi lao động nông nghiệp hiện nay đòi hỏi người lao động có nghề thì tỷ lệ người lao động có trình độ tay nghề thấp: Trung cấp chiếm 3,7%; dạy nghề 5,3%; cao đẳng 2,7%; đại học 9,3% [191]. Số lượng lao động nông thôn trong độ tuổi từ 35 đến 60 hầu như có trình độ chuyên môn thấp, ít có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp. Một bộ phận nông dân ngoại thành Hà Nội có việc làm bấp bênh, việc làm mang tính thời vụ và bán thất nghiệp, chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao động trong năm. Nông dân ngoại thành Hà Nội nói chung còn nghèo, thu nhập bình quân vẫn thấp. Khoảng cách giữa nông thôn với thành thị; khoảng cách thu nhập giữa nông dân với các tầng lớp khác nhau ngày càng lớn. Một bộ

phận nông dân đời sống vô cùng khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; ở nơi điều kiện khí hậu và điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, ở nơi đang diễn ra ĐTH nhanh, nơi quy hoạch khu công nghiệp. Nông dân thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ, thiếu hạ tầng, thiếu dịch vụ, thiết bị thông tin, thị trường tiêu thụ nông sản, thiếu kinh nghiệm sản xuất hàng hóa, thiếu đất sản xuất… Đây là những vấn đề bức xúc và cản trở lớn nhất trong quá trình GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội hiện nay dưới tác động của đô thị hóa.

- Bốn là, ĐTH ngoại thành Hà Nội c khác nên c tính cạnh tranh cao về việc làm; c

sức hút mạnh đối với các khu vực sự tham gia của nhiều lực lượng tự phát và là môi trường tiềm ẩn nhiều bất ổn.

Hà Nội là thủ đô - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước nên có sức hút rất mạnh đối với các lực lượng lao động từ khắp các nơi trên địa bàn cả nước. Quá trình ĐTH của Hà Nội nói chung và ở khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng như trên đã chỉ rõ cũng tạo ra nhiều cơ hội GQVL có thu nhập cao.

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 62 - 70)