Giải quyết việc làm củ an ng dân ngoại thành HàNội trong quá tr nh đ thị hoá phải quán triệt đƣờng lối của Đảng và nghị quyết của Đảng

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 118 - 122)

4 QUA ĐIỂ CƠ BẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ BỀ VỮ G CỦA G DÂGOẠI THÀ H HÀ ỘI TRO G QUÁ TRÌH ĐÔ THỊ HOÁ

4.1.1. Giải quyết việc làm củ an ng dân ngoại thành HàNội trong quá tr nh đ thị hoá phải quán triệt đƣờng lối của Đảng và nghị quyết của Đảng

tr nh đ thị hoá phải quán triệt đƣờng lối của Đảng và nghị quyết của Đảng bộ Thành phố về vấn đề n ng nghiệp, n ng dân, n ng th n

Giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH hiện nay trước hết phải căn cứ vào đường lối, quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại là phải hướng tới GQVL bền vững, nghĩa là ngày càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm có hàm lượng chất xám cao được thực hiện bởi chủ thể lao động có trí tuệ, có năng lực. Điều đó đòi hỏi chủ thể của việc làm là người lao động phải được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, có năng lực tư duy kinh tế thích ứng với kinh tế thị trường.. để có thể tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Tóm lại, GQVL bền vững của nông dân ngoại thành Hà Nội là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nông dân đến độ tuổi lao động c cơ hội tiếp cận đến việc làm với n ng suất, chất lượng, thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đ nh; phù hợp với giá tr bản thân và giá tr xã hội.

Để có việc làm trong nền nông nghiệp bền vững hiện nay, Đảng ta khẳng định nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo hướng sản xuất hàng h a lớn ứng d ng công nghệ cao, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái… nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Muốn vậy, cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn

với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu h p khoảng cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn, tăng cường kết nối nông thôn - đô thị, phối hợp các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Phát huy vai trò chủ thể của hộ nông dân và kinh tế hộ; xác định vai trò hạt nhân của doanh nghiệp trong nông nghiệp, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp nhà nước; phát triển hợp tác kiểu mới và các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng [47, tr.93].

Quán triệt quan điểm của Đảng, GQVL cho người lao động cũng phải đảm bảo tính bền vững, theo hướng tạo cơ hội để mọi người có việc làm và ổn định thu nhập. Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất ra sức lao động [47, tr.136]. Riêng đối với lao động nông nghiệp, cần chú trọng GQVL cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng… [47, tr.136]. …tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, mở rộng và nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cơ bản về điện, nước sạch, y tế, giáo dục, thông tin… cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; thực hiện có hiệu quả bền

vững công cuộc xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp [47,

tr.161]. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phù hợp với đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp phát triển bền vững là điều kiện cơ bản để đưa nông dân đi lên CNXH - là chủ thể trực tiếp và là nhân tố hàng đầu để phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bao gồm phát triển kinh tế nông nghiệp; quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị; xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống của nông dân; phát triển văn hóa, xây dựng người nông dân Hà Nội thanh lịch, văn minh với 5 tiêu chuẩn:

thanh l ch, hiểu biết, n ng động, nghĩa t nh, kỷ cương. Đây chính là những quan điểm cơ bản thông qua đó nhằm GQVL của nông dân ngoại thành một cách bền vững. Những quan điểm của Đảng bộ thành phố Hà Nội được khái quát như sau:

Một là, về phát triển kinh tế nông nghiệp Hà Nội bền vững.

Để đảm bảo phát triển kinh tế nông nghiệp Hà Nội theo hướng bền vững, Nghị quyết Đảng bộ thành phố khẳng định: Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển các vùng chuyên canh và xây dựng nông thôn mới [164, tr.85-86] phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ hiện đại và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, có năng suất và chất lượng cao. Mở rộng các vùng chuyên canh, các vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch [164, tr.88]. Ưu tiên phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao; tăng sản xuất rau an toàn, cây ăn quả, hoa, cây cảnh nhằm nâng cao hiệu quả canh tác. Phát triển chăn nuôi, thủy sản mô hình trang trại tập trung ngoài khu dân cư, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái…. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm

canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững [164, tr.88]. Phát triển quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch, bảo tồn quỹ gen…;

nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng đáp ứng tiêu chí bền vững và phát triển dịch vụ môi trường [164, tr.89].

Hai là, phát triển nông nghiệp gắn với GQVL bền vững của nông dân Hà Nội.

Trên nền tảng một nền nông nghiệp bền vững, thực hiện GQVL bền vững của nông dân Hà Nội trong quá trình ĐTH cần đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và phát triển các thành phần kinh tế; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhân rộng các mô hình kinh tế HTX hoạt động hiệu quả, thông qua đó tạo việc làm mới, chuyển đổi việc làm và nâng cao chất lượng việc làm của nông dân.

Để GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH, công tác quy hoạch của thành phố phải đảm bảo tính khoa học và phù hợp với quy hoạch chung của cả vùng Đồng bằng sông Hồng và tổng thể quy hoạch của quốc gia. Quá trình ĐTH phải được thực hiện trên cơ sở qui hoạch phát triển chung và gắn với GQVL bền vững của nông dân Hà Nội. ĐTH là xu thế khách quan phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Tuy nhiên, chất lượng ĐTH phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của con người, trước hết là khả năng quy hoạch và tổ chức không gian đô thị của bộ máy quản lý nhà nước các cấp. Quy hoạch đô thị là một khoa học tổng hợp đòi hỏi phải có sự tiếp cận liên ngành với một tầm nhìn xa rộng, sự tính toán chặt chẽ, chính xác nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa nội thành và ngoại thành, giữa các huyện ngoại thành, giữa không gian đô thị với không gian nông thôn…, cần đảm bảo tính gắn kết liên hoàn giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch hành chính, quy hoạch dân cư, giữa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội…

Các quan điểm của Đảng bộ Thành phố nhằm phát triển kinh tế qua đó GQVL của nông dân ngoại thành trong quá trình ĐTH phải được phối kết hợp đồng bộ. Muốn vậy, phải huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển, mở rộng liên kết kinh tế, đẩy mạnh xã hội hóa. Thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh bảo

đảm thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế; tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch. Tăng cường các giải pháp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn với các dự án đã có chủ trương đầu tư và đang thực hiện. Tiếp tục xây dựng định hướng thu hút, danh mục dự án kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ODA, FDI trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp xanh , thân thiện với môi trường, điện tử công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, v.v… [164, tr.92].

Như vậy, GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng và Đảng bộ Thành phố về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua nhiều hình thức: thông qua phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại. Xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng gắn với phát triển đô thị sinh thái và du lịch, dịch vụ, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.

Quan điểm trên xuất phát từ sự chuyển mình của nông nghiệp Hà Nội trong thời gian qua gắn với việc hình thành các vùng sản xuất sinh thái, các mô hình liên kết nông nghiệp sạch; mặt khác, lấy khoa học công nghệ làm then chốt tạo động lực mạnh mẽ cải tiến cơ cấu sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện nâng cao chất lượng việc làm của nông dân.

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 118 - 122)