Giải quyết việc làm củ an ng dân ngoại thành trong quá tr nh đ thị hoá phải đảm bảo hài hoà lợi ích của khối liên minh c ng nông trí thức

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 125 - 128)

4 QUA ĐIỂ CƠ BẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ BỀ VỮ G CỦA G DÂGOẠI THÀ H HÀ ỘI TRO G QUÁ TRÌH ĐÔ THỊ HOÁ

4.1.3.Giải quyết việc làm củ an ng dân ngoại thành trong quá tr nh đ thị hoá phải đảm bảo hài hoà lợi ích của khối liên minh c ng nông trí thức

và của các chủ thể khác

Nghiên cứu vấn đề lợi ích với tư cách là động lực của phát triển xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin từng chỉ rõ: Lợi ích có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của con người, là động lực sâu xa của sự phát triển xã hội và là yếu tố liên kết các thành viên trong xã hội; nó là cơ sở thiết lập các quan hệ giữa người với người.

Vận dụng quan hệ lợi ích với vai trò là động lực của sự phát triển xã hội vào lĩnh vực GQVL cho người lao động, trong đó có GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội cũng phải đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quá trình này thì những nỗ lực trong công tác GQVL mới đạt hiệu quả cao và mang tính bền vững, lâu dài.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta cũng luôn khẳng định Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp

công nhân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo [47, tr.158]. Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đảm bảo mỗi người dân đều được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới [47, tr.159].

Cơ sở của liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức chính là sự thống nhất ở những lợi ích kinh tế cơ bản trong lĩnh vực sản xuất với những hình thức và mức độ phong phú. Dưới góc độ GQVL, khối liên minh này được hình thành và phát triển bền vững tất yếu phải xuất phát từ lợi ích kinh tế trong quá trình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, công nghiệp chế biến gắn với thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, đưa thiết bị công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, quan hệ lợi ích giữa các giai tầng có những biểu hiện mới phức tạp, xuất hiện những biểu hiện mâu thuẫn lợi ích kinh tế cục bộ như tranh chấp việc làm, tranh chấp kinh tế, thiếu công bằng trong sử dụng tư liệu sản xuất chủ yếu, chênh lệch trong hưởng thụ phúc lợi xã hội… Những điều đó đang tác động trực tiếp đến khối liên minh. Đây là vấn đề tất yếu không tránh khỏi khi trình độ lực lượng sản xuất vùng ngoại thành Hà Nội còn thấp và có chênh lệch giữa các huyện vùng ven và huyện ngoại vi, giữa các ngành, thành phần kinh tế, giữa các giai cấp, tầng lớp…Vấn đề là các chủ thể, nhất là chủ thể lãnh đạo, quản lý phải sớm phát hiện ra những mâu thuẫn và có biện pháp phù hợp kịp thời giải quyết mâu thuẫn, tạo sự đồng thuận để cùng phát triển.

Nông dân Hà Nội vừa là chủ thể, vừa là động lực về chính trị và kinh tế trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Nội. Năng lực, trình độ, phẩm chất của nông dân có tác động trực tiếp làm biến đổi diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngoại thành Hà Nội, góp phần phá vỡ trạng thái trì trệ của vùng nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún; chuyển từ trạng thái nền nông nghiệp no đủ sang nền nông nghiệp làm giàu, nông nghiệp hội nhập với

đặc trưng vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất bằng máy móc, kỹ thuật hiện đại, sản phẩm có khối lượng lớn, giá thành hạ, đảm bảo an toàn vệ sinh, có thương hiệu quốc gia và quốc tế. Đường lối của Đảng bộ thành phố, chính sách của chính quyền thành phố các cấp đề ra phải góp phần GQVL của nông dân, đặt nông dân vào đúng vị trí chủ thể của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, qua đó khơi dậy được sự cố gắng, nhiệt tình, tính tích cực, năng động, sáng tạo và các nguồn lực của nông dân đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế - xã hội nông thôn. Mỗi bước phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn đồng thời gắn với việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đem lại việc làm bền vững cho nông dân.

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phải nâng cao năng lực kinh tế của hộ nông dân, nhất là năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cùng với phương thức canh tác tiên tiến, hiện đại, năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Cần tạo lập nên sự liên kết bền vững, hiệu quả giữa các hộ nông dân với nhau, giữa kinh tế hộ nông dân với HTX, giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có liên quan và giữa kinh tế hộ nông dân với Nhà nước - chủ sở hữu đất đai và là nhạc trưởng của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiệu quả của GQVL của nông dân phải biến nông thôn thành nơi đất lành chim đậu cả về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa mà các thế hệ nông dân sinh sống gắn bó và phát triển lâu dài.

Sự liên kết, hợp tác ngày càng chặt chẽ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, trong các mô hình liên kết 4 nhà, các mô hình HTX, liên minh HTX…. tạo sự thống nhất giữa công nhân, nông dân, trí thức cùng nhau thực hiện lợi ích kinh tế của mình. Sự thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau giữa công nhân, nông dân, trí thức được thể hiện thông qua xu hướng công nhân hóa (nông dân, trí thức trở thành công nhân nông nghiệp, công nhân công nghiệp ngày càng nhiều), xu hướng trí thức hóa công nhân.

Giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích trước hết và chủ yếu trong khối liên

minh công nhân - nông dân - trí thức, tạo cơ sở cho sự thống nhất ổn định chính trị - xã hội ở khu vực ngoại thành Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 125 - 128)