Hoạt động tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm của nông dân

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 93 - 94)

32 Tự trạ nả quyết v làm nn dâ nn oạt nH n quuyển dịơ ấu k n tế n n np, n n t n t eo n công

3.1.3.1. Hoạt động tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm của nông dân

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/ QĐ - TTg, trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể đã có sự phối hợp, thống nhất cao trong truyên truyền, phổ biến giúp người lao động hiểu biết về chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn mà nông dân là lực lượng cơ bản, chủ yếu.

Các quận, huyện thành lập Ban chỉ đạo 1956 cấp huyện và 440/446 xã, phường thành lập Ban chỉ đạo 1956 cấp xã. 100% các huyện, quận, thị xã tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn thành lập tổ thường trực điều tra. 100% huyện, quận, thị xã đã xây dựng và phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, đồng thời ban hành Kế hoạch đào tạo nghề hàng năm. Một số quận, huyện đã ban hành Chỉ thị, Nghị quyết về dạy nghề cho lao động nông thôn [210, tr.2].

Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như phát thanh trên hệ thống đài truyền thanh địa phương, lồng ghép tuyên truyền dạy nghề tại các hội nghị. In và gửi 145.853 tờ rơi tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn để phát trực tiếp đến người lao động. Phối hợp với các báo HàNộimới, Lao động Thủ đô, Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội xây dựng 29 chuyên đề trên các báo, 03 phóng sự trên Đài tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2017, phối hợp xây dựng 03 chuyên đề phóng sự truyền hình, 10 chuyên đề phóng sự báo. Năm 2018, xây dựng 03 phóng sự truyền hình, 13 phóng sự báo về đào tạo nghề cho lao động nông thôn [210, tr.3].

Tổ chức Hội nghị phổ biến và tập huấn chính sách dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ - TTg và Thông tư 112/2010/TTLT -BTC-BLĐTBXH về

hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tới lãnh đạo, cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, lãnh đạo các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề lao động nông thôn. Tổ chức lồng ghép tuyên truyền Quyết định số 1956/QĐ-TTg, tư vấn học nghề và việc làm thông qua 525 phiên giao dịch việc làm (tại 02 Trung tâm giới thiệu việc làm của Thành phố và các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các quận, huyện. Nông dân học nghề được nhiều hỗ trợ như miễn học phí, giới thiệu việc làm sau khi học xong nghề. Đối với các nghề cơ khí, mây giang đan… được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm. Người học nghề còn được tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội để GQVL. Đối tượng chính sách được hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại, được cung cấp giáo trình và nguyên vật liệu thực hành miễn phí. Bằng sự phối hợp của nhiều chủ thể với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, thành phố và các địa phương thuộc ngoại thành Hà Nội đã giúp nhiều lao động nông thôn sau học nghề tìm kiếm được việc làm phù hợp với nghề được đào tạo.

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 93 - 94)