Các công trình khoa họ cở nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 28 - 32)

* Các công trình khoa học ở Trung Quốc

- Hạ Quốc Cường,“Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” [36].

Tác giả đã phân tích quá trình đổi mới công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chỉ rõ hai vấn đề lớn: thứ nhất, nâng cao hơn nữa trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền của Đảng; thứ hai, tăng cường hơn nữa năng lực chống tha hoá, phòng biến chất và chống rủi ro.

Tác giả chỉ ra thực trạng năng lực Đảng lãnh đạo, đấu tranh phòng chống tha hóa, biến chất trong đội ngũ đảng viên và đề ra những giải pháp chủ yếu như: nắm vững nhiệm vụ trung tâm của cách mạng; tuân theo đường lối cơ bản của Đảng; xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận, thực hiện Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác; xây dựng ban lãnh đạo, xây dựng

đội ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ cán bộ, coi trọng xây dựng nhân tài; tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng; giữ gìn mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân; tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của Đảng đảm bảo sự liêm chính, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tha hóa trong nội bộ.

- Trác Vệ Hoa, "Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua" [80].

Tác giả khẳng định vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân là tư tưởng chiến lược, nhất quán của Đảng Cộng sản trung Quốc; phân kỳ và đánh giá sự phát triển của nông thôn Trung Quốc qua 30 năm; khái quát những hạn chế và thành tựu quan trọng; qua đó, rút ra một số kinh nghiệm, đồng thời xác định các giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc; như, ra sức cải cách sâu sắc, sáng tạo, tăng cường xây dựng chế độ nông thôn, tạo động lực cho sự phát triển nhịp nhàng kinh tế, xã hội cả thành thị và nông thôn; không ngừng hoàn thiện chế độ hỗ trợ chế độ bảo vệ nông nghiệp; tăng cường đầu tư của nhà nước đối với phát triển nông thôn..., trong đó tác giả nhấn mạnh vấn đề BVMT trong phát triển nông thôn, như hình thành cơ chế khích lệ, có lợi cho bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tài cây trồng, vật nuôi nông nghiệp.

- Chu Húc Đông,“Kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng tiên phong, liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng” [65].

Tác giả đã phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng tham nhũng ở Trung Quốc như quá trình cải cách thể chế còn những kẽ hở; việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức chưa được chú trọng; chưa quyết liệt trong xử lý cán bộ tham nhũng... Đồng thời, đưa ra những giải pháp để xây dựng Đảng tiên phong, liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng, gồm: đẩy mạnh xây dựng tư tưởng chính trị; điều tra và xử lý các vụ án lớn và án quan trọng; chỉnh đốn nghiêm túc kỷ luật Đảng và luật pháp Nhà nước, xử lý nghiêm theo pháp luật một loạt kẻ tham nhũng; uốn nắn tác phong không lành mạnh, tác phong làm việc của một số cơ quan và ngành nghề; không ngừng tăng cường tính tự giác của cán bộ lãnh đạo đảng viên về hành

chính liêm khiết; tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế liêm chính, từng bước xoá bỏ mảnh đất nảy sinh tham nhũng; tăng cường giám sát dân chủ... để đảm bảo việc chống tham nhũng được thực hiện hiệu quả.

- Trương Vệ Quốc, “Tập trung giải quyết vấn đề nổi cộm mà quần chúng nhân dân phản ánh gay gắt” [135].

Từ việc phân tích thực trạng của vấn đề tham nhũng và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Trung Quốc, tác giả khẳng định, đây chính là những vấn đề nổi cộm mà nhân dân phản ánh gay gắt cần nhận thức đúng và tập trung giải quyết tốt. Theo tác giả, những vấn đề này cần được giải quyết bằng những quyết sách lớn, tư duy chiến lược sâu rộng, điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Đảng và của đất nước Trung Hoa. Tác giả đề xuất các giải pháp, gồm: phải tăng cường giáo dục tư tưởng, thường xuyên “bổ sung can xi” cho Đảng; kiên trì kết hợp giáo dục tư tưởng và ràng buộc chế độ, tức là vừa giải quyết tốt vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan, vừa phải tăng cường giám sát quyền lực; làm cho quan điểm quần chúng bén rễ trong đầu; tăng cường dựa vào dân.

*Các công trình khoa học ở Lào

- Xổm Nức - Xổm Vi Chít (2008), “Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [168].

Tác giả đã chỉ rõ vai trò quyết định của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH, HĐH đất nước ở Lào trong thời gian qua. Sau khi phân tích một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về PTLĐ của Đảng, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước; khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động lãnh đạo của Đảng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tác giả nhấn mạnh: PTLĐ của Đảng được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của Đảng. Do đó, đổi mới PTLĐ của Đảng đối với từng lĩnh vực đời sống xã hội và với Nhà nước phải coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành.

- Thoong Băn Seng Aphone, “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay” [157].

Tác giả luận giải những vấn đề chủ yếu về Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay; các nội dung và PTLĐ của Đảng đối với an ninh quốc gia.

Tác giả phân tích tình hình an ninh ở Lào hiện nay; xác định những nội dung chủ yếu về đổi mới nội dung và PTLĐ của Đảng đối với giữ vững an ninh quốc gia; thực trạng Đảng lãnh đạo an ninh quốc gia những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm về nội dung lãnh đạo và PTLĐ của Đảng và các nguyên nhân. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với giữ vững an ninh quốc gia trong những năm tới, gồm: tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với bảo đảm an ninh tại các địa phương; xây dựng lực lượng an ninh trở thành lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, được trang bị hiện đại; đổi mới việc phối hợp lực lượng công an và quân đội, các lực lượng an ninh với quốc phòng; xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp với quốc phòng toàn dân; thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh.

- Bun-Thoong Chit-Ma-Ni, “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” [21].

Tác giả đưa ra quan niệm về nông thôn mới; khái niệm Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới; chỉ ra các nội dung và phương thức Đảng Nhân dân cách mạng Lào và nội dung, PTLĐ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nhấn mạnh nội dung lãnh đạo và PTLĐ của các cấp ủy địa phương đối với chính quyền cùng cấp trong xây dựng nông thôn mới.

Tác giả khái quát thành tựu đạt được và chỉ rõ hạn chế, bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Lào như: sự chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới còn chậm, chưa rõ nét; nhiều tiềm năng, lợi thế xây dựng nông thôn mới chưa được phát huy; sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn chưa đáng kể... là đòi hỏi bức thiết đặt ra cần đổi mới PTLĐ của Đảng. Tác giả đề ra hệ thống giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay. Trong đó, giải pháp có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng nông thôn mới ở Lào là nâng cao

chất lượng các hoạt động ra nghị quyết; xây dựng, hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình lãnh đạo; đổi mới công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 28 - 32)