Nội dung bảo vệ môi trường nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 54 - 59)

Thứ nhất, ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường

Ngăn chặn các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất tự xử lý chất thải hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường

Hiện tại môi trường ở nước ta chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong nước, sức ép cạnh tranh của quá trình hội nhập quốc tế cùng các tác động xuyên biên giới. Hàng năm, có khoảng 2000 dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nếu không được đánh giá đầy đủ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả sẽ là nguy cơ rất lớn đến môi trường.

Tăng cường giám sát, đảm bảo các dự án phải được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào vận hành chính thức theo đúng quy định. Kiên quyết yêu cầu các khu công nghiệp mới thành lập phải thực hiện đúng quy định pháp luật, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, tập trung vào công tác giám sát việc vận hành các công trình, thiết bị bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp. Kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động tự xử lý nước thải ra môi trường của các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp các cơ sở sản xuất, phát hiện các sai phạm và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đối với các cơ sở sản xuất trực tiếp xả chất thải ra môi trường, cần đặc biệt coi trọng việc kiểm tra, giám sát hoạt động này và có giải pháp dần xóa bỏ tình trạng các cơ sở sản xuất xả trực tiếp chất thải ra môi trường. Những dự án nào không có hoặc đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không đáp ứng yêu cầu, dứt khoát không cho phép xây dựng và vận hành.

Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc đưa các chất thải y tế vào môi trường của các cơ sở y tế ở địa phương và ở Trung ương

Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các hoạt động như khám, chữa bệnh, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu và sản xuất thuốc. Chất thải y tế bao gồm chất thải thông thường và chất thải y tế nguy hại. Chất thải y tế nguy hại đòi hỏi các biện pháp quản lý đặc biệt, nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực tới sức khỏe bệnh nhân, nhân viên y tế và cộng

đồng. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế ở các địa phương và ở Trung ương, hàng ngày có hàng chục tấn chất thải nguy hại, rác thải, nước thải sinh hoạt… đưa vào môi trường nhưng chưa được xử lý, tác động rất to lớn, rất nguy hiểm và hủy hoại môi trường. Cần chủ động có giải pháp ngăn ngừa hoạt động này, đặc biệt coi trọng và có giải pháp buộc các cơ sở y tế phải xử lý các chất thải trước khi đưa vào môi trường.

Tập trung ngăn chặn các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ở các khu vực trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội

Các khu vực trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội, gồm: các khu tập trung đông dân cư, các thành phố, thị xã, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Cần thực hiện tốt việc BVMT cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị; thu gom và xử lý chất thải rắn, quản lý hoạt động xả nước thải, khí thải đô thị; cải thiện công tác quản lý môi trường đô thị. Đối với các vùng trọng điểm về nông nghiệp, du lịch… đảm bảo thu gom, phân loại, xử lý, thải bỏ chất thải đúng quy định; xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm; chủ động phòng chống thiên tai; hạn chế và khắc phục xói lở ven biển và các khu dân cư ven các sông lớn…

Thứ hai, kịp thời phát hiện, khắc phục sự cố môi trường ở các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái, nhất là ở những nơi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm, tránh để sự cố môi trường xảy ra

Thực tế cho thấy, thời gian qua, những sự cố môi trường lớn xảy ra, như: sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu và một số sự cố khác đã tác động trên diện rộng; đặc biệt là sự cố môi trường biển miền Trung gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội và môi trường trước mắt và lâu dài. Do đó, việc kiểm soát hoạt động xả thải của các dự án, cơ sở; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các nguồn thải và đảm bảo năng lực ứng phó kịp thời là nội dung đặc biệt quan trọng đối với công tác ứng phó và xử lý môi trường.

Cải thiện, phục hồi môi trường ở các khu vực môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, xả chất thải vào môi trường

Hiện tại, hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ, chất thải từ các hoạt động này hầu như không được xử lý, trực tiếp đưa

vào môi trường gây ô nhiễm, độc hại rất lớn trực tiếp cho con người, sinh vật ở nơi đó và cả những nơi khác, đặc biệt là nạn khai thác khoáng sản “lậu” để lại hậu quả nặng nề về môi trường. Vì vậy, cần đặc biệt coi trọng cải thiện, phục hồi môi trường

ở những nơi này; đồng thời, có các biện pháp mạnh ngăn chặn, loại trừ tình trạng khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, đem lại lợi ích cho một nhóm người, làm cạn kiệt nguồn khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường.

Cải thiện, phục hồi môi trường ở các khu vực môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh

Tình trạng chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân không được thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh xảy ra phổ biến ở hầu khắp các địa phương trong cả nước gây ô nhiễm môi trường là đáng báo động. Bên cạnh đó, là tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không được kiểm soát là vấn đề đáng quan tâm. Tình hình này, dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nơi. Cần coi trọng, triển khai có hiệu quả để giảm dần và đi tới hạn chế đến mức cao nhất tình trạng này.

Cải thiện, phục hồi môi trường ở các khu vực môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do các làng nghề trực tiếp đưa chất thải không được xử lý vào môi trường

Ở nước ta hiện nay, nhiều làng nghề hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất trực tiếp đưa chất thải hầu như không được xử lý vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều địa phương và các vùng lân cận. Các cấp ủy, chính quyền địa phương, một mặt cần có biện pháp khả thi, khắc phục một cách cơ bản ô nhiễm môi trường ở những nơi này; mặt khác cần có các biện pháp căn cơ về hoạt động của các làng nghề, trong đó đặc biệt coi trọng các biện pháp ngăn chặn, các làng nghề trực tiếp xả chất thải ra môi trường, kể cả biện pháp xử lý hành chính, xử lý theo pháp luật và nếu tái phạm thì không cho phép hoạt động.

Thứ ba, nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và khai thác hợp lý, bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học.

Tài nguyên thiên nhiên là dạng vật chất được tạo thành trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Trong quá trình sống và hoạt động, con người ở nhiều nơi thường quá lạm dụng vị trí độc tôn của mình để khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Do đó, cần ngăn chặn kịp thời

tình trạng này, khai thác có kế hoạch, hợp lý tài nguyên, thiên nhiên, duy trì môi trường trong lành vì cuộc sống của con người và dân tộc hiện tại và trong tương lai.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2010 - 2015, Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái. Với nguồn tài nguyên, sinh vật phong phú đã mang lại lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn ghen, tạo giống vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên, đa dạng sinh thái tại nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng. “Các hệ sinh thái bị khai thác quá mức...

tốc độ tuyệt chủng của một số loài tăng” [14, tr.142]. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm và dẫn đến mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hòa nước, chống xói mòn, tiêu hủy chất thải, làm sạch môi trường.

Việt Nam cũng là nước có hệ sinh thái rừng đa dạng. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và là những bể hấp thụ khí các bonnic khổng lồ làm giảm hiệu ứng nhà kính; điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế hiện tượng sa mạc hóa...

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Diện tích rừng, nhất là rừng tự nhiên ở nước ta đang ngày càng bị thu hẹp. Tốc độ tuyệt chủng của một số loài ngày càng tăng... các hậu quả cực đoan về khí hậu, làm suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên rừng, gây tổn hại nền kinh tế đất nước [14, tr.143].

Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và trồng rừng, duy trì sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật rừng là nhiệm vụ bức thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, tích cực, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu biểu hiện thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao... gây tổn thất về người và tài sản, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội. Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại cùng quyết định sự phát triển của đất nước. Để làm tốt công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này, cần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các cơ quan chuyên môn. Hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra. Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, trước hết là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác.

Thứ năm, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường, bảo đảm nâng cao đời sống, tuổi thọ của người dân, giảm dịch bệnh và gánh nặng, sự quá tải của các bệnh viện trong chữa dịch bệnh do mất vệ sinh xâm phạm cảnh quan môi trường

Tập trung giải quyết có kết quả những hạn chế, khuyết điểm về giữ gìn vệ sinh chung của cá nhân và cộng đồng, tổ chức, đơn vị

Phân loại các ô nhiễm môi trường do những hạn chế, khuyết điểm về giữ gìn vệ sinh chung gây nên; tập trung giải quyết những hạn chế, yếu kém ở những nơi ô nhiễm nghiêm trọng môi trường do mất vệ sinh.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, các tổ chức về giữ gìn vệ sinh, hạn chế đến mức thấp nhất kinh phí khắc phục hậu quả những yếu kém, hạn chế về giữ gìn vệ sinh chung.

Những năm gần đây, hằng năm Chính phủ đã chi khoảng 500 triệu USD để khắc phục ô nhiễm môi trường do những hạn chế, yếu kém của việc giữ gìn vệ sinh môi trường gây nên. Riêng việc xử lý nước thải đô thị, các cơ quan khoa học dự tính: từ năm 2015 đến 2025, nước ta cần chi khoảng 8,3 tỷ USD [14, tr.180]. Đây là kinh phí rất lớn, nếu chúng ta giữ gìn tốt vệ sinh môi trường, nguồn kinh phí này, sẽ được sử dụng vào các vấn đề khác, nhất là xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, giao thông ở những vùng đặc biệt khó khăn và vùng núi sẽ đem lại hiệu quả lớn về giải quyết những vấn đề xã hội.

Giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường là hình ảnh tổng thể về môi trường ở một vùng, địa phương bảo đảm cho con người tồn tại, phát triển, tác động trực tiếp đến sự phát triển mọi mặt của vùng, địa phương ấy.

Như vậy, cảnh quan môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi người dân, cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, địa phương. Việc giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường là một nội dung rất quan trọng của BVMT. Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” chỉ rõ: “Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường; thựchiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và khu du lịch sinh thái [50, tr.3].

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 54 - 59)