Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 123 - 125)

tác bảo vệ môi trường đến năm 2030

Một là, tiếp tục quán triệt và tìm các giải pháp phù hợp với tình hình môi trường hiện nay, có tính khả thi để thực hiện tốt các nghị quyết chuyên đề của Đảng về môi trường và BVMT, nhất là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chỉ thị số 29- CT/BBT ngày 21/9/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết này và Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý nguyên và BVMT”; Kết luận 02-KL/TW ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư “Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 41 của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Hai là, tạo bước chuyển căn bản về phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên ở các địa phương trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng về CTBVMT. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với CTBVMT. Làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường; thực hiện giao chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng CTBVMT đối với các ngành, địa phương.

Ba là, tập trung lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT, quản lý nhà nước về môi trường đạt hiệu quả; hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bám sát thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; tránh chồng chéo, xung đột giữa pháp luật về môi trường với các lĩnh vực khác có liên quan; phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; quản lý chất thải; khắc phục ô nhiễm; cải thiện chất lượng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học... ban hành chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Bốn là, tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tổng hợp, tập trung đầu mối; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của ngành môi trường; khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý nhà nước về BVMT. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên trách BVMT từ Trung ương đến địa phương, thực sự là lực lượng nòng cốt của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT.

Năm là, tập trung tìm các giải pháp tạo chuyển biến căn bản về nhận thức và trách nhiệm, thể hiện bằng việc làm cụ thể, thiết thực của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và toàn dân góp phần nâng cao hiệu quả CTBVMT.

Sáu là, Lãnh đạo tăng cường hoạt động đối ngoại, tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường; thực hiện đầu đủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, các cam kết, chương trình, dự án song phương và đa phương về BVMT phù hợp với lợi ích quốc gia; hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết vấn đề môi trường liên quốc gia. Tranh thủ tối đa nguồn tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân cho CTBVMT.

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 123 - 125)