Nội dung Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 67 - 69)

Nội dung Đảng lãnh đạo CTBVMT là những công việc Đảng phải làm trong một giai đoạn nhất định nhằm giữ cho môi trường trong lành, bảo đảm sự tồn tại, phát triển của mỗi người dân, cả dân tộc Việt Nam và bảo đảm sự phát triển toàn diện đất nước. Nội dung ấy, gồm:

Một là, Đảng xây dựng các nghị quyết, chỉ thị xác định rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về BVMT.

Các nghị quyết, chỉ thị về BVMT của Đảng cần thể hiện rõ những nội dung BVMT: ngăn ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường; khắc phục sự cố môi trường ở các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái, nhất là ở những nơi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng; nắm chắc các nguồn TNTN, bảo vệ và khai thác hợp lý, bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống biến đổi khí hậu; giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường, bảo đảm nâng cao đời sống, tuổi thọ của người dân, giảm dịch bệnh và gánh nặng, sự quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện do mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường gây ra.

Hai là, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT thành pháp luật, pháp lệnh của Nhà nước, các chương trình dự án quốc gia

về BVMT để thực hiện trong toàn xã hội và chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện.

Sau khi ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT, Đảng lãnh đạo Quốc hội xây dựng nghị quyết về cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về BVMT, xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án để thực hiện. Đồng thời, Đảng lãnh đạo Chính phủ tổ chức thực hiện và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động BVMT; lãnh đạo các cơ quan tư pháp tiến hành xét xử nghiêm minh theo pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm về BVMT.

Ba là, Đảng lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Đảng tập trung lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường và liên quan trực tiếp đến môi trường, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực sự là lực lượng nòng cốt trong BVMT. Đồng thời, Đảng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực môi trường có chất lượng, đây là lực lượng xung kích, nòng cốt trong BVMT.

Bốn là, Đảng lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cấp ủy trực thuộc Trung ương cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT và tổ chức thực hiện.

Đảng tập trung lãnh đạo các cấp ủy cấp tỉnh về cụ thể hóa nghị quyết của Đảng về BVMT phù hợp địa phương và tổ chức thực hiện trên địa bàn. Đồng thời, Đảng lãnh đạo các cấp ủy trực thuộc cụ thể hóa nghị quyết của Đảng về BVMT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình và các bộ, ngành nơi cấp ủy hoạt động để thực hiện.

Năm là, Đảng lãnh đạo phát huy vai trò của cơ quan nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BVMT.

Đảng lãnh đạo các tổ chức, các lực lượng nêu trên, cổ vũ, động viên và tạo thuận lợi cho các tổ chức, lực lượng đó tham gia tích cực, có hiệu quả vào thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật, các chương trình đề án của Nhà nước về BVMT. Đảng coi trọng cổ vũ, động viên các doanh nghiệp, các nhà tài trợ đóng góp tài

chính và các chương trình, đề án của Nhà nước về BVMT, khắc phục ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hậu quả thiên tai…Đảng lãnh đạo sự phối hợp hoạt động của các tổ chức, lực lượng này, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện BVMT.

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w