Nhận thức trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 25 - 30)

Trong giao tiếp, con người không chỉ trao đổi thông tin, cảm xúc mà chúng ta còn nhận thức, tìm hiểu người khác và nhận thức bản thân (tự nhận thức), tức là xây dựng nên hình ảnh vềđối tượng giao tiếp và về bản thân. Nhận thức trong giao tiếp có vai trò quan trọng để tiến hành quá trình giao tiếp hiệu quả hơn cũng như hình thành tự ý thức, điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với chuẩn mực chung.

A b c d e A b c d e

1.4.3.1.Nhận thức đối tượng giao tiếp

Nhận thức đối tượng giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nếu không hiểu biết về đặc điểm đối tượng giao tiếp như: nhu cầu, tính cách, động cơ, trình độ, hoàn cảnh… thì khó có thể lực chọn nội dung, phương thức, phương tiện giao tiếp phù hợp.

Nhận thức đối tượng giao tiếp là quá trình chúng ta tìm hiểu các đặc điểm của đối tượng giao tiếp, xây dựng nên hình ảnh về đối tượng giao tiếp trong đầu óc chúng ta. Hình ảnh vềđối tượng giao tiếp bao gồm hình ảnh bên ngoài và hình ảnh bên trong.

Hình ảnh bên ngoài phản ánh các yếu tố bề ngoài của đối tượng giao tiếp như: tướng mạo, ăn mặc, nói năng, nụ cười, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ... Trên cơ sởđó, chúng ta phân tích, đánh giá đưa ra những nhận xét vềđặc điểm bên trong của đối tượng giao tiếp như: đạo đức, tính cách, năng lực, động cơ và các phẩm chất nhân cách khác, tức là xây dựng nên hình ảnh bên trong về đối tượng giao tiếp. Cho nên, trong giao tiếp chúng ta không nên coi thường vẻ bề ngoài của mình, từăn mặc, trang điểm cho đến đi đứng, nói năng và các cử chỉ điệu bộ khác.

Nhận thức là một quá trình. Quá trình này tiếp xúc từ lần đầu tiên và tiếp diễn ở những lần gặp gỡ sau đó. Tuy nhiên, trong lần gặp đầu tiên diễn ra một hiện tượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với việc xác lập hình ảnh của người này trong con mắt của người kia mà cả đối với việc phát triển mối quan hệ giữa họ, đó là ấn tượng ban đầu.

a. Khái niệm ấn tượng ban đầu

Ấn tượng ban đầu là hình ảnh về đối tượng giao tiếp được hình thành trong lần gặp gỡ đầu tiên.

Đó là những đánh giá, những nhận xét của chúng ta vềđối tượng giao tiếp trong lần đầu tiên tiếp xúc.

b. Cấu trúc của ấn tượng ban đầu: Có 3 thành phần

* Thành phần cảm tính

Bao gồm những đặc điểm bề ngoài của đối tượng giao tiếp. Đây là thành phần cơ bản, chiếm ưu thế trong cấu trúc của ấn tượng ban đầu.

Vẻ bề ngoài của một người không phải luôn phản ánh chân thực bản chất của họ. Điều này rất phức tạp. Thông thường, những người có lý trí và từng trải thường không đểấn tượng ban đầu ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ, đến hành động của họ.

* Thành phần lý tính

Gồm những đánh giá, nhận xét ban đầu về những phẩm chất bên trong của đối tượng giao tiếp, như: tính cách, tình cảm, năng lực. quan điểm... Chẳng hạn, “ Anh có vẻnghiêm túc”, “ Cô ta trông hiền lành và dịu dàng”.

Bao gồm những rung động nảy sinh trong quá trình gặp gỡ, như: thiện cảm hay ác cảm; hài lòng, dễ chịu hay không hài lòng, khó chịu. Thành phần cảm xúc ảnh hưởng nhiều đến độ bền vững của ấn tượng ban đầu. Nói chung cảm xúc càng mạnh thì hình ảnh vềngười đối thoại càng khó phai mờ.

Như vậy, ấn tượng ban đầu là hình ảnh mang tính tổng thể vềđối tượng giao tiếp, tức được hình thành từ nhiều đặc điểm, nhiều nét khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của A. Solomon - nhà tâm lý học Mỹ, thì trong số chúng luôn có một nét là trung tâm, có ý nghĩa nhất và quyết định ấn tượng vềngười khác ở trong chúng ta (chúng ta thường gọi là “nét gây ấn tượng”). Điều này dễ dàng nhận thấy từ kinh nghiệm của bản thân. Có khi chỉ một lần gặp nhau rồi sau đó chúng ta nhớ mãi một cái nhìn, một nụ cười hay một bàn tay ấm áp với cái bắt tay chặt của người đó.

c. Vai trò ca ấn tượng ban đầu

Ấn tượng ban đầu là điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài trong các mối quan hệ giao tiếp.

Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp. Nếu chúng ta tạo được ấn tượng tốt ở người khác ngay trong lần tiếp xúc đầu, thì điều đó có nghĩa là họ có cảm tình với chúng ta, họ mong muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Ngược lại, nếu trong lần đầu gặp gỡ mà chúng ta đã có những sơ suất và để lậi ấn tượng không tốt, thì thường chúng ta sẽ gặp khó khăn trong những lần gặp gỡ sau đó và phải mất không ít công sức mới có thể xoá được ấn tượng đó. (Nếu bạn đã lỡ tạo ra ấn tượng ban đầu không tốt thì bạn có cách gì để tạo ra lại ấn tượng tốt cho đối tượng giao tiếp đó?)

d. Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu

* Các yếu tốảnh hưởng đến quá trình hình thành ấn tượng ban đầu

- Các yếu tố thuộc đối tượng giao tiếp: Ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, trang phục... - Các yếu tốởchúng ta như:

Tâm trạng, tình cảm Nhu cầu, sở thích, thị hiếu

Tâm thế và sự hình dung về đối tượng giao tiếp

Tâm thế của chúng ta trong giao tiếp là cái mà chúng ta chờ đợi hoặc cho rằng sẽ xảy ra trong giao tiếp. Dưới sự chi phối của tâm thế và nhiều yếu tố khác, chẳng hạn kinh nghiệm, chúng ta tưởng tượng ta đối tượng giao tiếp - con người mà chúng ta sẽ có cuộc tiếp xúc đầu tiên.

“Trước mắt mình là hình ảnh của một nhà khoa học vĩđại” và “trước mắt mình là một phạm nhân đặc biệt nguy hiểm” sẽ tạo nên một tâm thế và những ấn tượng khác nhau ở cùng một người.

Ngoài một số yếu tố trên, còn có những hiệu ứng trong quá trình hình thành ấn tượng ban đầu như: hiệu ứng cái mới, hiệu ứng hào quang, ngôi sao. . .

* Thời gian hình thành ấn tượng ban đầu

Có thể nói rằng, những giây phút đầu tiên của cuộc tiếp xúc là những giây phút quyết định hình ảnh của chúng ta trong con mắt của người khác.

* Làm thếnào để tạo được ấn tượng tốt?

Muốn gây ấn tượng trong lần đầu tiếp xúc, cần chú ý một số yêu cầu sau: - Tạo bầu không khí thân mật, hữu nghị

- Bắt đầu bằng cách cùng nói về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm - Nắm vững thời cơ và giây phút quyết định của cuộc tiếp xúc

Nói chung giây phút đầu tiên là bước khởi đầu then chốt, thường quyết định thành công hay thất bại của quá trình tiếp xúc sau đó. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, chúng ta vừa phải tìm hiểu người đối thoại, tạo sự sẵn sang hợp tác với họ, vừa phải biết chớp thời cơ để đạt mục đích. Điều này chứng tỏ năng lực của chúng ta. Trong trường hợp ngược lại, chúng ta có thể bị đánh giá là “dễ mến nhưng thiếu năng lực”.

1.4.3.2. T nhn thc trong giao tiếp

Trong giao tiếp, không những chúng ta nhận thức người khác mà còn tự nhận thức, khám phá bản thân mình (tự nhận thức), tức là tự xây dựng cho mình hình ảnh về bản thân. Tự nhận thức trong giao tiếp là nhận thức về chính bản thân mình, nhận thức được vị trí của mình trong mối quan hệ với những người khác trong quá trình giao tiếp, mức độảnh hưởng, uy tín của mình đối với họ…

Tự nhận thức giúp cá nhân điều chỉnh lời nói, hành vi, thái độ của bản thân cho phù hợp với vị trí quan hệ đó để đạt hiệu quả trong quá trình giao tiếp.

Cá nhân phải căn cứ vào mối quan hệ của mình và người cùng giao tiếp, tình huống, hoàn cảnh giao tiếp, căn cứvào thái độ, ngôn ngữ, hành vi của họđể xác định vị trí, mức độ ảnh hưởng của bản thân. Đồng thời, cá nhân đối chiếu bản thân với người khác, với các chuẩn mực xã hội để nhận thức, đánh giá bản thân mình. Chỉ qua giao tiếp với người khác mà chúng ta biết mình được đánh giá, nhìn nhận như thế nào, nghĩa là hình dung ra mình trong con mắt của người khác, từ đó chúng ta có thể tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.

Hình ảnh về bản thân là yếu tốđặc biệt quan trọng chi phối hành vi, cách ứng xử của chúng ta. Như vậy, muốn hành vi, ứng xử một cách hợp lý, chúng ta cần nhận thức đúng bản thân mình.

Tự nhận thức trong giao tiếp tạo ra chân dung tâm lý về bản thân, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức mà con người ứng xử với người khác và chính bản thân mình.

Chân dung tâm lý là hình ảnh mà mỗi người tự xây dựng và hình dung về mình, nó biểu hiện bản chất cũng như các việc làm của chúng ta. Hình ảnh bản thân là thứ khung quy chiếu mà chúng ta soi theo đó để hành động.

* Chân dung tâm lý của bản thân được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Hình ảnh cơ thể: Ý thức vềcơ thể, vóc dáng của mình đẹp hay xấu có thể làm cho chúng ta hãnh diện, tự tin hay khép nép, tự ti, e ngại trong giao tiếp.

- “Cái tôi” chủ quan: Cách mà mỗi người nghĩ về chính mình và cho rằng người khác nghĩ vềmình như thế nào?

- “Cái tôi” lý tưởng: Cái tôi mà một cá nhân mong muốn bản thân mình trở thành (các mặt giá trị, lý tưởng, đạo đức…). Cái tôi lý tưởng thường được xây dựng trên biểu tưởng về một mẫu người được ngưỡng mộ hay ước muốn đi theo một lĩnh vực hoạt động có ích cho xã hội.

- Hình ảnh tâm lý theo các vai trò xã hội đang đảm nhận. * Các khuynh hướng chân dung tâm lý:

- Khuynh hướng sàng lọc: ở đây con người thường tiếp nhận những gì mình thích theo một khung giá trị sẵn có với xu hướng loại bỏ những gì không phù hợp và giữ lại những gì được coi là phù hợp với hình ảnh của mình.

- Khuynh hướng hành động theo sự mong đợi của người thân. Đó là nỗ lực đáp lại khi có người khác (bố mẹ, thầy cô giáo, lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè…) quan tâm mong đợi ở mình điều gì? Đây là xu hướng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy con người phát triển cả về phương diện năng lực, đạo đức lẫn phương diện xúc cảm, tình cảm.

- Khuynh hướng vươn tới cái tôi lý tưởng: Khi ta mong đợi ở chính ta điều gì thì đó là động lực thúc đẩy ta hành động đểđi tới đích. Khuynh hướng này có được khi cá nhân xác định được một cách rõ ràng chân dung tâm lý của bản thân trong tương lai và có niềm tin vững chắc về khảnăng mình có thểvươn tới.

* Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp

Sự hiểu biết lẫn nhau có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp. Nó là cơ sở để các chủ thể giao tiếp đặt niềm tin vào nhau và xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và ổn định lâu dài. Vì vậy, trong giao tiếp, chúng ta cần biết tạo điều kiện tốt nhất cho sự hiểu biết lẫn nhau.

- Quan tâm đến con người là sự thể hiện tình cảm của con người trong cuộc sống.

“Niềm vui được chia sẻ, niềm vui nhân đôi Nỗi buồn được chia sẻ, sẽvơi bớt đi một nửa”.

Quan tâm thể hiện ở sự thăm hỏi, thái độ tôn trọng, lắng nghe…

Hiểu người là cơ sở của sự hợp tác đểđạt mục tiêu của giao tiếp. - Luôn tôn trọng con người.

Nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu cao cấp của mỗi con người. Phải tôn trọng con người ngay cảkhi người đó mắc khuyết điểm.

Chỉ tôn trọng mình là sa vào chủ nghĩa vị kỷ và không thể có những quan hệ cởi mở, gắn kết và hợp tác.

- Bắt đầu bằng cách cùng nói về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm

Không ai được phép tự đặt mình lên trên những người khác, dựa vào các đặc quyền như địa vị, quyền thế, chức tước, sức mạnh, tài năng hay sắc đẹp… Bổng lộc của những đặc quyền ấy giống như người hành khất sẽ mau chóng tan thành cát bụi.

- Thể hiện sựquan tâm đến con người:

Luôn khẳng định con người. Con người thường thích sự khen ngợi hơn là sự chê bai, trách móc. Vậy lời khen tặng và lời nịnh hót khác nhau ở chỗ nào? Chính là ở chỗ một đẳng thành thật tự đáy lòng và hoàn toàn không vụ lợi, còn một đằng chỉ ở ngọn lưỡi, giả dối để kiếm lời. Lời khen phải tựthâm tâm phát ra. Đừng tiếc những lời cảm ơn và khuyến khích.

- Quy tắc định vị: Đó là quy tắc đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, để cảm thông khi ứng xử, đặc biệt là khi cần góp ý với người nào đó.

- Quy tắc giữ chữ tín: Khi hứa với ai điều gì ta phải cân nhắc. Nếu không làm được thì không nên hứa, nhưng nếu đã hứa thì phải giữ lời.

Tục ngữ có câu: “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Nếu trong giao tiếp, chúng ta

không giữđược lòng tin của người khác một lần thì họ khó có thểtin tưởng chúng ta những lần tiếp theo, thậm chí là hoàn toàn cắt cứt mối quan hệ xã hội đang có.

Lợi dụng sự bất hạnh của người khác để tựđặt mình lên trên người ta là yếu hèn và thiếu giáo dục.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 25 - 30)