KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 71 - 73)

Nghe là hình thức thu nhận thông tin thông qua thính giác.

Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác có trạng thái chú ý làm nền. Lắng nghe giúp người ta hiểu được nội dung thông tin, từ đó mới có thể dẫn tới những hoạt động tiếp theo của quá trình giao tiếp

Quá trình truyền thông là một tiến trình tương hỗ và tuần hoàn, trong đó có người nói - người nghe và ngược lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý nghe và lắng nghe. Lắng nghe là một tiến trình tâm lý. Tưởng chừng việc lắng nghe là một điều khá đơn giản thếnhưng không ít lần chúng ta gặp thất bại trong cuộc trò chuyện với người khác mà không hiểu lý do tại sao. Biết lắng nghe người khác, chú ý đến sở thích của người khác, điều này thật sự quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nó chứng tỏ rằng, chúng ta thật sự quan tâm đến và coi trọng người giao tiếp với mình.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, ngay ở mức thông tin thuần túy, 75% các thông báo miệng không được chú ý đến, bị hiểu sai, hoặc bị lãng quên nhanh chóng. Khả năng lắng nghe và nắm bắt những ý nghĩa sâu sắc trong lời nói của người khác thì lại càng hiếm. Lắng nghe là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp. Trong giao tiếp người ta thường dùng 42% thời gian cho việc nghe, còn lại 58% thời gian dành cho việc nói, đọc và viết.

Lắng nghe là một nghệ thuật. Hàng ngày chúng ta có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh trên đường, chẳng hạn như tiếng ô tô, xe máy, tiếng mưa rơi, tiếng cãi nhau, tiếng nói chuyện. Nhưng đó chỉ là những cái chúng ta vô tình nghe thấy, chúng ta nghe một cách vô thức, không có chủ định, sau khi nghe những âm thanh đó xong chúng ta có thểquên ngay sau đó. Khi lắng nghe một ai đó, trước hết chúng ta phải có kĩ năng lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe là khả năng quan tâm đến lời nói và tâm trạng, cảm xúc ẩn chứa bên trong, nhận diện được nhu cầu của người nói, thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người nói.

* Lắng nghe kém thể hiện ở các dấu hiệu

- Không nghe gì cả những gì người khác nói. - Chỉ nghe một phần người khác nói.

- Quên thông điệp

* Lắng nghe tốt thể hiện ở các dấu hiệu

- Để hết tâm trí và khách quan: Sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng phản hồi, kiên nhẫn và tự chủ. Cần cho người khác biết chúng ta có hiểu hết thông điệp không, chung ta cần có những tiếng đệm kèm theo gật đầu khi lắng nghe:

"Cho tôi biết thêm đi ..."

"Theo như tôi hiểu thì vấn đềlà…"

"Điều đó chắc làm anh khó chịu lắm phải không…" "Hình như chị cảm thấy…"

" Anh có thể làm gì về chuyện đó..." " Ừ, tôi hiểu..."

- Có tư thế dấn thân: Ngồi nghiêng vềphía trước, hướng đối diện với người nói. - Ngoài ra người lắng nghe cần phải: nhìn vào mắt người nói, không ngắt lời, gật đầu kèm theo những tiếng đệm như đã nêu trên.

Sơ đồ quá trình nghe và lắng nghe

Phân biệt nghe và lắng nghe

Nghe và lắng nghe khác nhau. Bởi vậy, cần phải phân biết nghe và lắng nghe. Nghe là thụ động, là trạng thái tự động mang tính chất vật lý. Lắng nghe là chủ tâm, chủ động. Lắng nghe đòi hỏi tập trung, tìm kiếm tích cực ý nghĩa của đối tượng nói. Trong giao tiếp chúng ta phải cố gắng tạo ra trạng thái lắng nghe để đón nhận và hiểu đúng, để giao tiếp cởi mở, để chọn lọc thông tin.

Bảng so sánh nghe và lắng nghe

Nghe Lắng nghe

Chỉ sử dụng tai Sử dụng tai nghe, trí óc và kỹnăng

được thông tin để chọn lọc, loại bỏ, giữ lại

Nghe âm thanh vang đến tai Nghe và cố gắng hiểu thông tin của người nói Tiếp nhận âm thanh theo phản xạ

vật lý Phải chú ý lắng nghe, giải thích và hiểu vấn đề Tiến trình thụđộng Tiến trình chủđộng, cần thời gian và nỗ lực

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 71 - 73)