Những điểm cần lƣ uý khi thuyết phục ngƣời khác

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 107 - 110)

a. Định nghĩa

3.3.2. Những điểm cần lƣ uý khi thuyết phục ngƣời khác

Thuyết phục người khác là một công việc không hề đơn giản, bởi một lẽ thường tình là bất kỳai, khi đã có ý kiến về một vấn đềnào đó, cũng có niềm tin nhất định vào ý kiến của mình và không muốn tiếp thu ý kiến của người khác. Vì vậy để thuyết phục có hiệu quả, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:

a. Luôn tin tưởng vào bản thân và vấn đề mà mình thuyết phục

Chúng ta hãy tự tin vào chính mình trước khi chúng ta thuyết phục người khác. Nếu chúng ta có bất cứ những nghi ngờ nào đấy, nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài. Khi chúng ta là đồng minh của chính mình một cách cao nhất, vấn đề của chúng ta sẽ có sức thuyết phục thực sự.

b. Biết cách tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người nghe trong quá trình thuyết phục

Nếu chúng ta cứ nói chuyện bằng một cái giọng đều đều hay với những tiếng “ừm”, chúng ta sẽ làm đối tượng mà chúng ta cần thuyết phục cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi. Chúng ta cần phải thật hùng hồn để làm vấn đề của chúng ta trở nên thú vị. Hãy tác động đến những giác quan của họ càng nhiều trong mức chúng ta có thể. Một cử chỉ ấn tượng cũng sẽ có những tác động tích cực đến vấn đềmà chúng ta đề cập (sự biểu thị các cử chỉ điệu bộăn nhập với các hứng thú trong chúng ta sẽ rất có hiệu quả thuyết phục đối tượng).

Lý lẽđưa ra phải rõ ràng và có cơ sở. Sự phân tích lập luận phải có dẫn chứng cụ thể để minh họa. Lời nói phải ngắn gọn có trọng tâm, không nên nói dài dòng, tràn lan.

Những lời khen ngợi làm người khác trở nên cởi mở với chúng ta hơn rất nhiều. Nhưng chúng ta phải luôn nhớ là không phải xu nịnh mà là khen thành thật.

- Sự thú vị góp phần khiến họ muốn nghe tiếp câu chuyện của chúng ta, như vậy chúng ta mới có cơ hội để thuyết phục.

- Hãy thuyết phục bằng những lợi ích họ sẽ được khi theo ý kiến của chúng ta và người nghe sẽ để tâm hơn nếu họ thấy rằng ý tưởng của chúng ta là độc đáo, là hiếm thấy.

c. Luôn thể hiện thái độ khiêm tốn trong quá trình thuyết phục

Không ai thích một kẻ tựđắc. Ngay cảkhi chúng ta tin là mình đúng, nếu chúng ta là kẻ ngạo mạn thì mọi người cũng chẳng muốn nghe chúng ta. Chúng ta không chỉ cho là mình đúng mà còn thuyết phục mọi người hiểu vấn đềnhư chúng ta.

Thông thường người đối thoại muốn bảo vệ ý kiến của mình, không muốn tiếp thu ý kiến người khác. Vậy làm thế nào để họ chú ý đến ý kiến của chúng ta, chúng ta không được ngắt lời mà phải kiên nhẫn, bình tĩnh lắng nghe. Đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện chỗ hở trong quan điểm của người đối thoại như: vì thiếu thông tin, vì cân

nhắc chưa thấu đáo... Lúc này họ sẽ cảm thấy thiếu tự tin và muốn biết ý kiến của chúng ta. Đây chính là thời điểm tốt cho chúng ta.

Lời nói phải nhã nhặn, ôn tồn, lịch sự. Đứng về góc độ tâm lý con người, không ai muốn thừa nhận mình thua kém chúng ta bè, càng không muốn bị phê phán... Vì vậy, chúng ta cần có thái độ bình tĩnh, điềm đạm, nhã nhặn, ôn tồn, lịch sự, cân nhắc khi sử dụng câu, từ. Thực hiện theo nguyen tắc: không phê phán, không kết tội, không than phiền trong khi thuyết phục người khác.

Khi chúng ta đối xử với mọi người một cách nhã nhặn và biết lắng nghe, thể hiện rằng chúng ta tôn trọng họ, chúng ta sẽ khiến họ muốn hợp tác với mình. Họ có động lực đểgiúp đỡ, cùng chúng ta đạt được mục tiêu. Bất cứ khi nào chúng ta thể hiện thái độ này đối với người khác ngay chính trong cuộc đối thoại giữa hai người, thì họ cũng sẽ cởi mở hơn với chúng ta rất nhiều.

d. Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra

Dân gian ta có câu “30 chưa phải Tết”. Trong thực tế, có một sốngười, khi họđã có ý định của mình thì thường chúng ta sẽ rất khó thuyết phục họ đổi ý. Tuy nhiên, rất khó không có nghĩa là không thể thuyết phục. Một phần lớn trong số họ sẽ có quyết định vào phút cuối cùng nếu họ nhận thấy điều đó làđúng. Do đó, không nên bỏ lỡ bất kỳcơ hội nào để truyền lửa và niềm tin vào từng câu nói của chúng ta để thuyết phục người nghe.

e. Thực hiện nguyên tắc

Đừng chọc tổ ong: khi muốn thuyết phục ai đó, điều quan trọng là chúng ta không được “chọc tổ ong”, tức không được chỉ trích, lên án, phê phán ý tưởng, ý kiến của người khác. Vì khi bị công kích, mỗi người dễ có tâm lý “xù lông” lên để phản kháng, bất kểđúng sai.

Tùy cơ ứng biến: do mỗi người có tính cách, tình cảm, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên trong thuyết phục, phải tùy cơ ứng biến, không được sử dụng một công thức, một phương pháp chung cho tất cả.

Tác động lên suy nghĩ: Vì hành động bị quyết định bởi suy nghĩ - cảm xúc nên theo các nhà tâm lý, muốn thuyết phục thành công, mỗi người phải biết cách tác động lên suy nghĩ, cảm xúc của đối tượng.

g. Khéo léo s dng phương pháp đốt la và truyn lửa để thuyết phc

Đốt lửa: Đó là chúng ta phải biết khơi gợi, nhóm lên động lực, nhu cầu hành động đểngười khác tự nguyện nghe theo chúng ta.

Một cậu bé được bố yêu cầu phải sơn xong hàng rào trong buổi sáng. Cậu bé không thích công việc này và định sẽ nhờ người khác hỗ trợ. Nhưng khi cậu mở lời, không ai chịu giúp cậu cả. Câu bé suy nghĩ và quyết định thay đổi chiến thuật. Khi thấy một người chúng ta khác từxa đi lại, đang sơn rào trong trạng thái uể oải, cậu bé

lập tức đẩy nhanh tốc độ, vẻ mặt say sưa, hào hứng. Người chúng ta kia thấy vậy ngạc nhiên. Cậu bé nói rằng: sơn rào thích lắm, tuyệt lắm. Thếlà đứa chúng ta tò mò, muốn trải nghiệm thử và tình nguyện sơn rào cho cậu. Cậu bé áp dụng chiêu này với nhiều chúng ta khác và ai cũng tự nguyện làm giúp.

Tò mò, muốn trải nghiệm thử là một trong những đặc tính thuộc về nhu cầu phát triển bản thân, rất thường thấy nơi mỗi người. Vì vậy, khi thuyết phục người khác dựa trên nhu cầu này, khả năng thành công thường cao. Ngoài ra, mỗi người đều còn có nhu cầu tự trọng nên trong thuyết phục, cần dựa trên cơ sở nhìn thấu những đóng góp của người khác, khen ngợi chân thành, ghi nhận, tôn vinh... người khác.

Tác động lên cảm xúc yêu thương của người khác cũng là một cách thuyết phục hiệu quả. Người khác có thể không thích điều ấy nhưng vì thương yêu chúng ta, nể phục chúng ta, quý trọng chúng ta… họ sẵn sàng nghe theo chúng ta.

Ai cũng muốn được sống trong cảm giác an toàn. Vì thế, nếu bỗng nhiên có ai đó la lên và bỏ chạy, đa số người xung quanh cũng sẽ nháo nhào chạy theo. Mọi người còn có tâm lý hành động theo số đông để tránh cảm giác bị cô lập, ghẻ lạnh.

Thuyết phục qua thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng là một cách. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, nếu họ không thích vật chất mà chúng ta dùng vật chất để lôi kéo thì không thành công. Rõ ràng, để thuyết phục thành công, phải căn cứ trên nhu cầu cụ thể của đối phương.

Truyền lửa: Đây là nghệ thuật thuyết phục bằng sự say mê của chính chúng ta. Bởi theo nguyên tắc lay lan tình cảm, khi chúng ta trình bày công việc, dự án với sự nhiệt huyết cao, người khác cũng dễ hào hứng theo chúng ta.

Ngoài ra, mỗi người còn có thể thuyết phục người khác qua cơ chế ám thị, tức mặc nhiên áp đặt. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn tùy vào uy tín, sức hấp dẫn của người thuyết phục và niềm tin, thể trạng của người bị thuyết phục. Bởi trong tâm lý học, những người đang mệt mỏi dễ“đầu hàng” và người ta dễđồng ý khi đứng trước những người có sức quyến rũ.

Kỹ năng thuyết phục còn có thể dựa vào các cụm từ vuốt đuôi. Chẳng hạn, khi muốn ai đó đồng ý, chúng ta đừng dùng từ “không” ở cuối câu. Thay vào đó, nên là “chứ”. Chúng ta cũng có thể dùng lý lẽ để thuyết phục. Nhưng nguyên tắc của phương pháp này là nên thừa nhận lý lẽ của người khác trước và dựa trên lý lẽ của người khác để đưa ra những lập luận có lý. Ví dụ, nếu ông bố cho rằng con nên học sư phạm vì ngành sư phạm nhàn hạ, hợp với con gái. Người con không muốn học sư phạm, cô con gái có thể thuyết phục bố mình bằng cách chỉ ra, sư phạm tuy hợp với con gái nhưng tính con nóng nảy, không kiên nhẫn, không có kỹ năng truyền đạt thì khó dạy được học sinh.

Mỗi người cũng có thể quan sát các tín hiệu phi ngôn ngữ để thuyết phục người khác. Đơn cử, một nụcười tươi, cái nhìn sâu vào mắt người khác, những tiếp xúc, đụng chạm như bắt tay, vỗ vai, chạm nhẹ bàn tay dễ khiến người khác mềm lòng và thành thật hơn. Ngược lại, nếu ai đó khoanh tay, gõ gõ, xoay bút hoặc làm một động tác thừa nào đó, nghĩa là câu chuyện của chúng ta đang tẻ nhạt, chưa đủ thuyết phục họ.

Cần thuyết phục bằng sự chân thành. Không có sự chân thành, mọi kỹ thuật, phương pháp đều vô nghĩa.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)