1.4.4.1. Lây lan cảm xúc
Sự lây lan tâm lý là quá trình chuyển tỏa trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý nằm ngoài sựtác động của ý thức. Chính nhờ có sự lây lan tâm lý mà người ta có được sựđồng cảm với nhau trong giao tiếp.
Lực lây lan tâm lý được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của tập thểvà cường độ cảm xúc được truyền.
Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra theo hai cơ chế: - Cơ chếdao động từ từ;
1.4.4.2. Ám thị
Ám thị là dùng lời nói, việc làm, hành vi, cử chỉ tác động vào tâm lý của một cá nhân hoặc một nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà không có sự phê phán.
Ám thị có thể mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp:
- Ám thị mang tính trực tiếp là tác động trong lúc người này thông báo cho người kia những ý nghĩ khiến người kia phải tiếp nhận và thực hiện không bàn cãi;
- Ám thị gián tiếp thì phải đi theo đường vòng đểđạt mục đích trên.
Tính bị ám thị phụ thuộc vào từng người, từng lứa tuổi, giới tính và từng hoàn cảnh. Tính bị ám thị của con người tăng lên khi người ta hoang mang, dao động hoặc đang bị chi phối bởi một nhu cầu mãnh liệt nào đó.
1.4.4.3. Áp lực nhóm
Trong giao tiếp tập thể, phản ứng của một thành viên thường bị chi phối bởi phản ứng của sốđông. Hiện tượng này gọi là áp lực nhóm.
Tính áp lực nhóm phụ thuộc vào những yếu tố sau: những đặc trưng của cá nhân phải chịu áp lực nhóm, những đặc trưng của nhóm là chủ thể tạo ra áp lực, mối quan hệ giữa cá nhân với nhóm và hoàn cảnh, nội dung nhiệm vụ, mức độ quan tâm của cá nhân với nhiệm vụđó.
1.4.4.4. Bắt chước
Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó.
Bắt chước là cơ chế quan trọng để hình thành nên chuẩn mực, giá trị của nhóm, của xã hội. Thông qua bắt chước, mỗi cá nhân xây dựng nên cách xử sự của mình phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Bắt chước thường được diễn ra theo quy luật nhất định: bắt chước được thực hiện từ bản chất đến hình thức, từ dưới lên trên theo bậc thang của xã hội…
1.4.4.5. Thuyết phục
Thuyết phục là phương pháp tác động xây dựng trên cơ sở tính lôgic, tính chặt chẽ, xác đáng của các lập luận nhằm làm thay đổi quan điểm, thái độ của người khác hoặc nhằm xây dựng nên quan điểm mới.
Hiệu quả của thuyết phục phụ thuộc vào các yếu tố như uy tín của người thuyết phục, tính chặt chẽ lôgic của lý lẽ đưa ra, một số đặc điểm tâm lý cá nhân, hoàn cảnh diễn ra sự thuyết phục, cách thức thuyết phục…
1.4.4.6. Bầu không khí tâm lý trong giao tiếp
Bầu không khí tâm lý trong giao tiếp được hiểu là tính chất của các mối quan hệ qua lại giữa người với người trong giao tiếp.
Các thành phần tâm lý như sựtương hợp tâm lý, tâm trạng chung của mọi ngời sẽ được vận động trong mối quan hệ qua lại với nhau để tạo ra bầu không khí tâm lý trong giao tiếp.
Cơ sở tâm lý của sự tương hợp là sự đồng nhất tâm trạng, xu hướng, tính cách, khí chất, tình cảm, ý chí và nhận thức của chủ thể và đối tượng giao tiếp.
Một khi đã hình thành, bầu không khí tâm lý trong giao tiếp sẽđược biểu hiện ở khí thế hào hứng hay không, sự thuận hòa - đồng cảm - thiện cảm hay xích mích - lạnh lùng - ác cảm, sự sảng khoái - hồ hởi hay nặng nề - buồn tẻ, thỏa mãn hay không thỏa mãn... Nhờ các cơ chế trên mà các cá nhân ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau về nhận thức, thái độ và hành vi.
* NỘI DUNG ĐỌC THÊM
Giao tiếp là một quá trình nên nó được diễn ra theo các giai đoạn nhất định. Quá trình giao tiếp có các giai đoạn cơ bản sau:
1. Giai đoạn lập kế hoạch giao tiếp
Để thực hiện thành công, hiệu quả quá trình giao tiếp, đầu tiên phải lập kế hoạch cho cuộc giao tiếp, nhất là đối với các cuộc giao tiếp chính thức, quan trọng.
Trong giai đoạn này, cá nhân thực hiện các nội dung công việc sau: - Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp
- Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp - Xác định nội dung, hình thức giao tiếp - Dự kiến phương pháp, phương tiện giao tiếp
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp và biện pháp giải quyết
- Xác định địa điểm, thời gian giao tiếp
Việc xác định các yếu tố trên càng rõ ràng, cụ thể thì cá nhân càng chủ động, tự tin và khảnăng thành công trong giao tiếp càng lớn.
2. Giai đoạn triển khai giao tiếp
a) Mởđầu quá trình giao tiếp
Chức năng cơ bản của giai đoạn này là nhận thức về đối tượng giao tiếp.
Nhận thức cảm tính là hạt nhân của giai đoạn này. Khi mới gặp nhau, con người thường thông qua quan sát để thu thập thông tin ban đầu vềđối tượng giao tiếp như: dáng người, ánh mắt, nét mặt, trang phục…Giai đoạn này được coi là giai đoạn định hướng trong giao tiếp. Đối với người lạ, lần đầu tiếp xúc, các giác quan của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp đều hoạt động tích cực để tiếp nhận thông tin từ phía bên kia.
Việc thu thập các thông tin ban đầu về đối tượng giao tiếp cũng có sự khác biệt giữa các giới, các lứa tuổi khác nhau. Vì giai đoạn này, hầu hết các thông tin thu thập là thông
qua thị giác nên trong quản lý xã hội, người ta quy định sắc phục cho một số nghềnhư công an, bộđội, bác sĩ và ở nhiều cơ quan, công ty hay trường học cũng có quy định về đồng phục đểngười xunh quanh dễ dàng phân biệt và định hướng trong giao tiếp.
Mởđầu quá trình giao tiếp, có sự tham gia của trực giác, ởđây còn gọi là trực - cảm giác, nghĩa là sau khi nhìn, nghe các dấu hiệu cảm tính từ đối tượng giao tiếp, bằng vốn kinh nghiệm của mình mà cá nhân có sựphán đoán, dự báo tốt hay không tốt vềđối tượng đó.
Giai đoạn này tạo ra ấn tượng ban đầu về nhau trong quá trình giao tiếp. Nó có vai trò định hướng, ảnh hưởng trong suốt quá trình giao tiếp. Vì vậy, để quá trình giao tiếp diễn ra thuận lợi và có hiệu quả, cần tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp, tức là tạo ra sự thiện cảm, tin cậy của người cùng giao tiếp. Muốn vậy, từ trang phục đến ánh mắt, nét mặt, cử chỉ điệu bộ, giọng nói, tác phong cần tựtin, đàng hoàng, lịch sự, cởi mở, phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp.
b) Diễn biến quá trình giao tiếp
Đây là giai đoạn chính, quan trọng nhất của quá trình giao tiếp. Mục đích của quá trình giao tiếp có đạt được hay không, cuộc giao tiếp thành công hay thất bại được quyết định bởi giai đoạn này.
Trong giai đoạn diễn biến của quá trình giao tiếp, các cá nhân trong sẽ dần bộc lộ sinh động, rõ ràng và chân thực bản chất của mình. Giữa chủ thểvà đối tượng giao tiếp có sự hoán đổi vai trò thường xuyên cho nhau. Giữa các chủ thể xảy ra sự tri giác lẫn nhau, trao đổi các thông tin, cảm xúc, tác động qua lại với nhau. Mỗi cá nhân tự bộc lộ những ý kiến, tâm tư, tình cảm của mình đồng thời cũng thu thập thông tin, nhận thức và tác động đến người cùng giao tiếp.
Trong quá trình này, các chủ thể sử dụng các cách thức, nghệ thuật, phương tiện giao tiếp để đạt mục đích của quá trình giao tiếp. Kế hoạch giao tiếp được thực hiện nhưng có sự thay đổi một cách mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với tình huống, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Để thực hiện thành công quá trình giao tiếp, cần sử dụng hợp lý các phương pháp, phương tiện giao tiếp. Lời nói phải chính xác, rõ ràng, biểu cảm, phù hợp với đối tượng, nội dung, hoàn cảnh giao tiếp. Bên cạnh đó, ánh mắt, nét mặt, tư thế, tác phong thể hiện sự tự tin, lịch sự, tôn trọng người cùng giao tiếp.
3. Giai đoạn kết thúc - đánh giá quá trình giao tiếp
Kết thúc quá trình giao tiếp phải làm cho các bên khẳng định lại nội dung quan trọng, chủ yếu của cuộc giao tiếp, để lại ấn tượng tốt đẹp về nhau, mong muốn duy trì và phát triển mối quan hệđang có.
Sau khi kết thúc quá trình giao tiếp, mỗi bên cần tựđánh giá về quá trình giao tiếp, những điều làm được và chưa làm được, nên hay không nên, nguyên nhân thành công hay thất bài của cuộc giao tiếp. Trên cơ sởđó để rút kinh nghiệm cho các cuộc giao tiếp sau.
Vềcơ bản, quá trình giao tiếp phải trải qua các giai đoạn trên, nhất là các cuộc giao tiếp chính thức như hội họp, đàm phán, trao đổi công việc…Tuy nhiên, giao tiếp thông thường trong cuộc sống thì không phải lúc nào cũng theo đúng trình tự các bước trên mà nó có thểđược rút gọn, kết hợp một cách linh hoạt, mềm dẻo cho phù hợp với tình huống, đối tượng cụ thể.
* Bài tập chƣơng 1
1. Hãy đánh số thứ tự ưu tiên vào ô tương ứng cho các dấu hiệu bên ngoài mà bạn cho rằng nó có nhiều thông tin hữu ích, giúp cho chủ thể có thể nhận biết được đối tượng (những dấu hiệu có nhiều thông tin nhất thì xếp số 1, tiếp đó là số 2, số cuối cùng chứa đựng ít nhất). Giải thích tại sao lại xếp vị trí ưu tiên của chúng như vậy?
Chiều cao Khuôn mặt Dáng người Vai
Nét mặt Cổ Đôi mắt Quần áo Môi, miệng Đồ trang sức Hàm răng Giầy, dép Mũi Giới tính Tóc Lứa tuổi Tai Tư thế
2. Hãy đánh số thứ tự quan trọng cho các dấu hiệu bên ngoài mà chúng có khả năng giúp cho chủ thể có được đầy đủ thông tin. Bạn hãy xếp chúng theo thứ tự từ số một đến hết: Có nhiều thông tin nhất là xếp số một; số cuối cùng cho ta ít thông tin nhất vào các ô bên cạch Dáng đi Tư thế Nụcười Sự giận dữ Giọng nói Ngữđiệu
Âm thanh ngôn ngữ Cách dùng từ
Sự vận động của tay
Sự vận động của cơ thể, tư thế
3. Hãy giải thích ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau đây, các câu ca dao, tục ngữđó có ý nghĩa gì trong việc định hướng giao tiếp?
"Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ hiếng" "Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con" "Những người béo trục, béo tròn
Người dại con mắt nửa chì, nửa thau" "Người khôn ăn nói nửa chừng
Đểcho người dại nửa mừng, nửa lo"
4. Trắc nghiệm về giao tiếp
Giao tiếp là một kỹnăng quan trọng, là hành trang tuyệt với giúp bạn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của nhiều người. Dưới đây là một trắc nghiệm và hướng dẫn để bạn hoàn thiện kỹnăng giao tiếp của mình.
1) Khi trò chuyện với một người nào đó, a. Bạn thường là người nói nhiều nhất b. Bạn thường đểngười khác nói nhiều hơn. c. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại. Đáp án hay nhất: c
2) Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ: a. Đợi người khác giới thiệu.
b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủđộng bắt tay. c. Vui mừng và ôm chặt người đó.
Đáp án hay nhất: b
Rất tốt nếu bạn bắt đầu việc tự giới thiệu bằng việc bắt tay và mỉm cười. Nếu bạn không thích hoặc gặp khó khăn khi bắt tay thì cúi chào là một thay thế tuyệt vời. Việc chủ động giới thiệu bằng nụcười, bắt tay (hoặc chào) sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với người đối diện.
3) Bạn thường thực hiện như thế nào?
a. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ.
b. Tránh những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn đề quan trọng hơn.
c. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện Đáp án hay nhất: a
Rất hay nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ mà chủđề có thể xoay quanh vấn đề về thời tiết, tin tức, hay ấn tượng về những hoạt động (nếu bạn tham gia một cuộc hội thảo, những buổi tiệc hoặc những cuộc họp…)
4) Bạn thường thực hiện như thế nào?
a. Cố gắng nhớ và gọi tên khi trò chuyện với người khác. b. Không chú ý đến tên và có khuynh hướng quên chúng. c. Chỉ nhớ tên những người quan trọng.
Đáp án hay nhất: a
Rất tốt để gọi người nào đó bằng tên ở bất cứ nơi nào có thể. Nó sẽ để lại ấn tượng lâu dài và làm cho người đối diện thấy họ đặc biệt với bạn vì bạn đã nhớ tên họ.
5) Bạn thường sử dụng những từ và cụm từ - “vui lòng”; “cám ơn”; “rất vui”; “xin lỗi” với mức độnhư thế nào?
a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ Đáp án hay nhất: a
Bạn nên thường xuyên sử dụng những từ và cụm từ lịch sự để làm cho đối phương thấy bạn là một người lịch sự và mong muốn kết bạn với bạn.
6) Bạn có khuynh hướng
a. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện b. Luôn luôn cười lúc trò chuyện
c. Cười đúng lúc Đáp án hay nhất: c
Mỉm cười trong lúc chào hỏi và trong thời gian cuộc trò chuyện thể hiện bạn là một người hòa đồng vui vẻ.
7) Bạn thường dùng mắt để thể hiện thái độ trong suốt câu chuyện với mức độ như thế nào?
a. Luôn luôn b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ Đáp án hay nhất: a
Mắt phản ánh chân thật nhất tâm trạng của bạn, vì vậy việc nhìn chăm chú thể hiện bạn quan tâm và thích thú với vấn đề đang được thảo luận. Sự giao tiếp bằng mắt phải thỉnh thoảng gián đoạn để tránh nhìn chằm chằm vào người khác (như vậy sẽ rất bất lịch sự). Bạn có thể nhìn xuống hoặc nhìn ra cửa sổ và trở vể với điểm ban đầu, điều này tạo cho người đối diện biết bạn không xao lãng mà rất quan tâm đến những gì đang được nói.
8) Trong suốt câu chuyện, bạn: a. Giữyên đầu.
b. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp c. Liên tục gật đầu.
Đáp án hay nhất: b
9) Trong cuộc nói chuyện, bạn: a. Đứng cách người nói 1 bước chân b. Đứng cách người nói 2 - 3 bước chân c. Đứng cách người nói 5 - 6 bước chân Đáp án hay nhất: b
Chiều dài cánh tay của bạn là khoảng cách thích hợp nhất (2 –3 bước chân), nếu bạn đứng gần hơn sẽlàm người khác cảm thấy không thoải mái.
10) Bạn thường thực hiện như thế nào?
a. Đứng trong khi nói chuyện với một người đang ngồi. b. Ngồi khi nói chuyện với một người đang ngồi.
c. Dựa xuống trong khi nói chuyện với một người đang ngồi. Đáp án hay nhất: b
Sự trao đổi bằng mắt sẽ giúp cho mối quan hệ tốt hơn, vì thế nếu người trò chuyện với bạn đang ngồi và có 1 ghế trống bên cạnh, hãy ngồi vào ghế đó. Trừ trường hợp vào phòng sếp hay đồng nghiệp của bạn, hãy hỏi họ trước khi ngồi, tốt hơn hết là hãy đợi họ mời ngồi bởi vì có thể họ không có thời gian để nói chuyện với bạn