Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 34 - 36)

Kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, Bộ Luật Lao động thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 về lao động, về sử dụng và quản lý lao động.

Bộ luật Lao động năm 1994, có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 đã dành riêng Chương II quy định những vấn đề cơ bản về việc làm như: quyền tự do việc làm của người lao động, quyền tuyển chọn và sử dụng lao động của người lao động, trách nhiệm tạo việc làm của nhà nước, chỉ tiêu tạo việc làm, chương trình và quỹ quốc gia về việc làm, tổ chức giới thiệu việc làm...Ngoài ra, Bộ luật Lao động còn có những quy định về chính sách việc làm đối với một số đối tượng đặc thù như lao động nữ (Chương X), lao động là người tàn tật, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (chương XI). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh các quan hệ việc làm.

Tiếp đó cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội về việc làm, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung chương Việc làm (Bộ luật Lao động) 1 lần vào năm 2002; ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (Chương V-Bảo hiểm thất nghiệp), Luật Người khuyết tật năm 2010 (ChươngV-Dạy nghề và Việc làm), Bộ Luật Lao động năm 2012... nhằm điều chỉnh đầy đủ và toàn diện hơn quan hệ việc làm của một số đối tượng đặc thù và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ việc làm như: lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bảo hiểm thất nghiệp, việc làm với người khuyết tật...

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định, 7 Quyết định; sửa đổi, bổ sung 5 Nghị định,1 Quyết định; hủy bỏ, thay thế 2 Nghị định để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động, Luật

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Bảo hiểm xã hội (chương V-Bảo hiểm thất nghiệp);

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... đã ban hành 29 Thông tư và Thông tư liên tịch, 5 Quyết định; sửa đổi, bổ sung 4 Thông tư; hủy bỏ, thay thế 5 Thông tư để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (ChươngV-Bảo hiểm thất nghiệp), các Nghị định Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (danh mục các văn bản quy phạm pháp luật kèm theo)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)