Quỹ giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 49 - 53)

Theo quy định của Bộ luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành, hiện có: Quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm của địa phương, quỹ việc làm cho người tàn tật và quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.

Quỹ quốc gia về việc làm là một biện pháp pháp lý quan trọng của Nhà

nước trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Nguồn quỹ bao gồm: Ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ được sử dụng vào các mục đích sau:

- Hỗ trợ các tổ chức dịch vụ việc làm.

- Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho nhiều người lao động đang bị mất việc làm.

- Hỗ trợ các đơn vị nhận người lao động đang bị mất việc làm theo đề nghị của Sở hoặc phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cho vay với lãi suất thấp để hỗ trợ giải quyết việc làm cho một số địa phương thuộc diện chính sách xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hình thành từ các nguồn là ngân sách địa phương (do Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định), hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn khác. Quỹ giải quyết việc làm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thực hiện chương trình việc làm của địa phương, được sử dụng cho các mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương và hỗ trợ cho chương trình giải quyết việc làm cấp huyện.

Quỹ giải quyết việc làm cho người tàn tật.

- Nhằm trợ giúp người tàn tật vươn lên trong cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/CP, trong đó có quy định về việc thành lập Quỹ Việc làm cho người tàn tật. Sau đó để hướng dẫn thành lập, sử dụng, quản lý quỹ này, ngày 19-5-2005 Bộ LĐ-TB & XH, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban

hành Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC - BKHĐT chỉ rõ: "Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 5, Nghị định 81/CP giúp đỡ người tàn tật học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, hỗ trợ các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế có nhận người tàn tật vào học nghề và làm việc đạt tỉ lệ cao... Mỗi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhận từ 2-3% người tàn tật trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nhận đủ người tàn tật vào làm việc thì doanh nghiệp phải đóng góp vào ngân sách thuộc Quỹ việc làm dành cho người tàn tật ở tỉnh đó. Ngân sách đó do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý".

- Quy định là như vậy nhưng cho đến nay, số doanh nghiệp nhận đủ người tàn tật vào làm chỉ tính được trên đầu ngón tay và Quỹ việc làm cho người tàn tật ở hầu hết các địa phương đều trống. Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, đến nay cả nước chỉ có 11 tỉnh, thành phố lập Quỹ việc làm cho người tàn tật. Sự chậm trễ trong việc thành lập Quỹ khiến người tàn tật gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhiều cơ sở dành riêng cho người tàn tật lao đao vì thiếu các nguồn vốn hỗ trợ phát triển.

Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm. Quỹ được dùng để trả trợ cấp mất

việc cho người lao động làm viêc trong doanh nghiệp nay bị mất việc làm và chi cho việc đào tạo do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ; đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề cho người lao động. Khác với Quỹ quốc gia về việc làm và quỹ giải quyết việc làm của địa phương nêu trên, quỹ dự phòng mất việc làm này hoàn toàn của doanh nghiệp, do doanh nghiệp lập, quản lý, sử dụng và phát triển quỹ theo quy định của pháp luật.

Tại Quyết định 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế quy định như sau:

- Được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

- Được vay vốn để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.

- Được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội như đối tượng chính sách quy định tại Quyết định 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc ngày người lao động về nước.

Ngày 24/10/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 180/2012/TT- BTC thay thế Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 về hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp.

Theo quy định tại Thông tư này, khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp. Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định của pháp luật để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Cũng theo Thông tư này, trường hợp trong năm doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, số lượng lao động mất việc làm phát sinh lớn, nếu hạch toán đủ vào chi phí số tiền đã chi trợ cấp mất việc làm (trừ số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã sử dụng để chi nếu có) cho người lao động của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, thì doanh nghiệp được hạch toán phân bổ số tiền đã chi

trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động vào chi phí quản lý doanh nghiệp các năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 03 năm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 49 - 53)