- Nâng cao năng lực công tác dịch vụ việc làm; có đủ năng lực và điều kiện tư vấn cho 15.000 - 17.000 lao động/năm;
- Tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phiên chợ việc làm định kỳ; tiến tới tổ chức sàn giao dịch định kỳ mỗi tuần 1 lần, tổ chức chợ di động ít nhất 3 lần/năm; giải quyết việc làm tại chợ việc làm cho ít nhất 20 - 25% tổng số lao động được giải quyết việc làm;
- Phát huy vai trò của Trung tâm Giới thiệu việc làm vùng; gắn kết, phối hợp cung cấp thông tin, dự báo cung - cầu lao động để có giải pháp cho công tác giải quyết việc làm của thành phố.
- Tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, dạy nghề và học nghề, thị trường lao động.
3.3.6. Tổ chức thực hiện
3.3.6.1. Phân công trách nhiệm
Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Đề
án, có trách nhiệm:
- Giúp UBND thành phố triển khai Đề án; tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định, và báo cáo theo yêu cầu của UBND thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các chính sách và các chương trình, giải pháp liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động;
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương, các hội đoàn thể, doanh nghiệp triển khai các giải pháp của Đề án; tổ chức chợ việc làm định kỳ;
tổ chức triển khai Quy hoạch phát triển đào tạo nghề đến năm 2020; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động;
- Lập kế hoạch chương trình giám sát hàng năm.
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính
- Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch và cấn đối ngân sách hàng năm cho các hoạt động của Đề án, trình UBND thành phố phê duyệt; hướng dẫn giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan đề xuất chính sách, giải pháp; tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm;
- Cung cấp thông tin về lao động của doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực Đề án.
Sở Ngoại vụ; Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng; Báo Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử thành phố
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm đối tác để đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các thị trường có nhu cầu lao động phù hợp;
- Phối hợp với các ngành, địa phương, tổ chức thông tin, tuyên truyền các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động; đặc biệt là xuất khẩu lao động. Kịp thời phổ biến những thông tin về mô hình dạy nghề tạo việc làm hiệu quả; những cá nhân điển hình tự tạo việc làm cho cá nhân và tạo việc làm cho người khác; tuyên truyền và giới thiệu các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hợp tác phát triển các lĩnh vực dạy nghề; hỗ trợ các dự án trợ giúp tìm kiếm và tạo việc làm; trợ giúp các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của ngành để xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn gắn với chỉ tiêu tạo việc làm, thu hút lao động. Chủ động phối hợp với các ngành khác, các địa phương đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng mất việc làm; tạo thêm việc làm mới và giải quyết những bức xúc về vấn đề việc làm của ngành.
- Phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê về tình trạng việc làm, nhu cầu học nghề, chuyển đổi ngành nghề... để có giải pháp hỗ trợ phù hợp;
- Cung cấp thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp cho các địa phương (thông qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội); hỗ trợ các địa phương tìm việc làm cho người lao động;
- Vận động các doanh nghiệp được giao đất tại địa bàn giải tỏa tiếp nhận lao động tại địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp.
UBND các quận, huyện
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nội dung Đề án, xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động của địa phương. Tổ chức thực hiện lồng ghép Đề án này với Đề án giảm nghèo, Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, các chương trình dự án khác để giải quyết việc làm có hiệu quả;
- Có kế hoạch ủy thác vốn vay giải quyết việc làm cho các Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay (bình quân 0,5 tỉ - 1,0 tỷ đồng/năm);
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành nắm tình hình lao động biến động ở địa phương về việc làm; vận động các doanh nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp được giao đất tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp được giao đất tại địa bàn giải tỏa tiếp nhận lao động của địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp;
- Chỉ đạo UBND các xã, phường phối hợp với các Ban Quản lý dự án, Ban Giải tỏa đền bù, khảo sát, thống kê về lao động - việc làm ở các địa bàn di
dời, giải tỏa, cung cấp thông tin về nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm mới để có biện pháp giải quyết;
- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về lao động - việc làm; giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, tranh chấp lao động ở địa phương;
- Củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác lao động - việc làm, giảm nghèo, quản lý dạy nghề để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ ở địa phương.
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đoàn thể, các quận, huyện chỉ đạo các Phòng giao dịch hoạt động cho vay giải quyết việc làm, giảm nghèo và xuất khẩu lao động ở các địa phương đảm bảo đúng đối tượng và đáp ứng nhu cầu vay của nhân dân; sử dụng các nguồn vốn cho vay có hiệu quả;
- Thẩm định và tham mưu cho UBND các cấp phê duyệt cho vay và giải ngân các dự án cho vay để giải quyết việc làm kịp thời; không để tồn đọng vốn.
Các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề
- Cung cấp thông tin về số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, tổ chức đăng ký nhu cầu tìm việc làm, nhu cầu đi xuất khẩu lao động; phối hợp với các ngành, địa phương, doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động đào tạo, tìm việc làm cho sinh viên, học sinh khi tốt nghiệp ra trường;
- Các cơ sở dạy nghề tham gia công tác tuyển sinh học nghề ở các phiên chợ việc làm để cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo nghề cho người lao động. h) Đề nghị các tổ chức chính trị, các hội, đoàn thể
- Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Đề án ở các cấp;
- Tuyên truyền cho hội viên về các chính sách và hoạt động của Đề án; hướng dẫn hội viên xây dựng đề án vay vốn; tín chấp vay vốn để giải quyết việc
làm, giảm nghèo; vận động các thành viên tự tạo việc làm và tạo việc làm cho người khác;
- Chỉ đạo các cấp Hội thực hiện ủy thác cho vay có hiệu quả; tạo và huy động nguồn vốn cho vay bổ sung để tạo việc làm.
3.3.6.2. Chế độ báo cáo, kiểm tra giám sát
- Các sở, ngành, UBND các quận, huyện có kế hoạch và thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình việc làm; thất nghiệp trong lĩnh vực và trên địa bàn; báo cáo kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho UBND thành phố (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Các sở, ngành, các UBND các quận, huyện có kế hoạch triển khai cụ thể Đề án này trong kế hoạch công tác của đơn vị. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện cho UBND thành phố (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Thời gian gửi báo cáo: 6 tháng đầu năm vào ngày 15/6; cả năm vào ngày 15/12 hàng năm.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND thành phố định kỳ 6 tháng vào ngày 25/6 và cả năm vào ngày 25/12 hàng năm.
KẾT LUẬN
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cối lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, nó chi phối toàn bộ hoạt động của cá nhân và xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm, làm rõ các định nghĩa và cách nhìn nhận khác nhau về việc làm của các nước và các học giả trên thế giới. Bên cạnh đó, luận văn đi sâu phân tích các quy định của pháp luật lao động hiện hành về việc làm và giải quyết việc làm để làm nổi bật vai trò và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.
Từ những quy định của pháp luật, luận văn đã nghiên cứu và phân tích thực tiễn thực hiện tại Thành phố Đà Nẵng trong thời gian vừa qua. Thực tế thực hiện những chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về việc làm tại Thành phố Đà Nẵng cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện các chương trình việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua vốn từ Quỹ quốc gia, xuất khẩu lao động... vấn đề việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc, còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm trong thời gian qua, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về việc làm. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập tới một số biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu sức ép về việc làm đối với thành phố Đà Nẵng. Mặc dù luận văn chưa thể giải quyết toàn diện, thấu đáo các vấn đề đã đưa ra nhưng đã phần nào nêu lên một thực trạng, một ý tưởng cho các nghiên cứu tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Dũng (2000), “Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ CHH-HĐH đất nước”, Tạp chí Lao động và Công đoàn.
2. Đào Thị Hằng (2003), “Vấn đề bảo vệ người lao động nữ trong Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của BLLĐ”, Tạp chí Luật học.
3. Nguyễn Thị Hằng (2003), “Xuất khẩu lao động khu vực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo”, Tạp chí Cộng sản.
4. Trần Văn Hằng (2003), “Xuất khẩu lao động, cơ hội và thách thức”, Tạp chí Lao động và Xã hội.
5. Đặng Tú Lan (2002), “Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc
làm ở nước ta hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị.
6. Lưu Bình Nhưỡng (2003), “Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
7. Nguyễn Bá Học và Trần Văn Hoan (chủ biên) (2002), Toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Lao động – Xã hội, Hà Nội.
8. Luật đưa người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng 2006. 9. Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
10. Triển khai bảo hiển thất nghiệp từ 01/01/2009. Báo điện tử Lao động số 297 ngày 23/12/2008.
11. Nguyễn Thị Kim Ngân (2007), “Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Cộng sản số 23 năm 2007.
12. Lan Ngọc (2008), “Giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam: Nghịch lý
thiếu, thừa”, Báo Lao động số 291 ngày 16/12/2008.
13. Phan Trọng Nghĩa (2008), “Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu
14. Nguyễn Tiệp (2010), “Việc làm trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta”, Tạp chí Lao động – Xã hội số 394 năm 2010.
15. Lê Thị Hoài Thu (2012), “Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra
đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học 28 năm 2012.
16. Viện Khoa học Lao động xã hội (2004), Đánh giá việc thực hiện chiến lược việc làm giai đoạn 2001-2005 và xây dựng chiến lược việc làm trong kỳ đại hội X.
17. Cục Việc làm (2008), Nghiên cứu, đánh giá tác động về lao động, việc làm
và xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO và đề xuất những giải pháp.
18. Nguyễn Thắng Lợi (2010), Pháp luật lao động về việc làm – Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn.
19. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Đề tài nhóm B “Pháp luật về quan hệ lao động Việt Nam – Thực trạng và phương pháp hoàn thiện” do PGS.TS Lê
Thị Hoài Thu chủ trì.
20. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo tình hình thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm năm 2011-2012.
21. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Công ước của Tổ chức Lao
động quốc tế ILO Việt Nam đã phê chuẩn.
22. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Việc làm”.
23. Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
24. Cao Duy Hạ (2011), “Giải quyết việc làm, vấn đề cấp thiết và cơ bản”,
Báo Đại đoàn kết ngày 15/6.
25. Phạm Thị Hoàn (2011), Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động – Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội.
26. Lâm Thị Thu Huyền (2011), Những vấn đề pháp lý cơ bản về việc làm và
giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
27. International Labour Organization, Bureau of Library and Ingormation Services, ILO Thesaurus 2005, http://www.ilo.org/public/libdoc/ILO-
Thesaurus/english.
28. Ngân hàng Chính sách xã hội (2012), Báo cáo tình hình thực hiện cơ chế Quản lý và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm theo Quyết định số 71/2005/QĐ- TTg và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ - Đề xuất, kiến nghị trong thời gian tới.
29. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng,
http://ldtbxh.danang.gov.vn
30. Tổng cục Dạy nghề, http://tcdn.gov.vn. 31. Tổng cục Thống kê, http://gso.gov.vn.
32. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
33. BáoMới.com, http://www.baomoi.com.
34. Công thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, http://www.danang.gov.vn.