Tăng cường các yếu tố đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm mới

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 66 - 68)

- Đầu tư phát triển kinh tế

+ Chỉ tiêu phấn đấu của thành phố về đầu tư là tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 15 - 16%/năm. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của thành phố; tăng trưởng kinh tế sẽ tạo chỗ làm mới và giải quyết việc làm một cách thuận lợi hơn;

+ Phát huy cơ chế dân chủ; cải cách thủ tục hành chính, tạo tính minh bạch và trách nhiệm cao; đồng thời rút ngắn một cách tối đa thời gian chi phí để thực hiện một dịch vụ công hoặc thực hiện các quy định của nhà nước;

+ Có cơ chế cho việc sử dụng đất đai, tính ổn định trong sử dụng đất; đầu tư một cách đồng bộ các cơ sở dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại - là những hướng đột phá của thành phố tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Tạo ra nhiều chỗ làm mới và làm chuyển hướng về cơ cấu lao động theo hướng tích cực;

+ Có kế hoạch khảo sát nguồn nhân lực hiện tại, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo lộ trình và có cơ chế đầu tư tài chính phù hợp cho sự phát triển lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Cơ chế, chính sách tài chính

+ Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực phù hợp và có chất lượng;

+ Tiếp tục có những cơ chế, chính sách mới về tài chính; đầu tư ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; trước hết, đánh giá và điều chỉnh các đề án trước đây cho phù hợp với tình hình mới.

3.3.2. Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực

Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của thành phố trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch phát triển dạy nghề đến năm 2020, Quy hoạch phát triển ngành giáo dục..., đặc biệt là nguồn nhân lực đào tạo nghề; phấn đấu đào tạo 168.000 - 180.000 lao động, bình quân đào tạo 42.000 - 45.000 lao động/năm; với tỷ lệ đào tạo dài hạn ít nhất 38% (trong đó trình độ: trung cấp nghề 28%, cao đẳng nghề 10%). Để đạt được những mục tiêu đó, cần tập trung một số việc sau:

- Xúc tiến đầu tư một số trường dạy nghề trọng điểm hướng đến tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; trong đó có từ 3 đến 5 nghề đào tạo lĩnh vực công nghệ cao đạt chuẩn quy định. Trước mắt, thành phố xúc tiến đầu tư Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng ở địa điểm mới, đủ điều kiện để phát triển thành trường chuẩn khu vực và quốc tế. Tác động và tạo điều kiện để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư mạnh cho Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đảm bảo được chức năng kiểm định nghề và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thế mạnh của nền kinh tế Đà Nẵng và khu vực ven biển miền Trung;

- Tiếp tục triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-CP của Chính phủ; Đề án hỗ trợ cho hộ giải tỏa đền bù,

mất đất sản xuất do thu hồi đất chỉnh trang đô thị. Đầu tư hàng năm 3 - 4 tỷ đồng để đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho lao động nông thôn, nông dân để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; đảm bảo mục tiêu đến năm 2015 có 20 đến 30% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ;

- Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi, hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng: người nghèo, con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, người sau cai nghiện ma túy… để có nghề và tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định. Hàng năm bố trí từ 2 đến 2,5 tỷ đồng để hỗ trợ dạy nghề (riêng đối với người nghèo thì hỗ trợ tiền ăn và đi lại trong thời gian học nghề theo quy định hiện hành);

- Đầu tư hỗ trợ các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả tại các địa phương. UBND thành phố phê duyệt hỗ trợ không hoàn lại một số mô hình trọng điểm; dự kiến khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm (Đầu tư các mô hình cụ thể có dự án đầu tư, có cơ cấu nguồn vốn đầu tư cụ thể: vốn vay, vốn tự có, vốn hỗ trợ của nhà nước…).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 66 - 68)