Thực tiễn giải quyết việc làm tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 53)

2.3.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội tại Thành phố Đà Nẵng:

Vị trí địa lý:

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A) đường sắt, đường biển và đường hàng không. Quốc lộ 1A nối cảng Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và trong tương lai không xa với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, Campuchia, Thái Lan...

Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước trên thế giới đến các vùng Đông Bắc Á, những năm tới khi thực hiện tự do hóa thương mại (gia nhập AFTA) và đầu tư khu vực ASEAN thì vị trí địa lý của Thành phố cũng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh vùng Duyên Hải, Tây Nguyên, cả nước và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần để các ngành kinh tế của tpó phát triển, tạo lực để Thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm miền Trung.

Điều kiện tự nhiên:

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.256,24km2, trong đó đất dùng cho nông nghiệp 123,8 km2 chiếm khoảng 9,9% đất lâm nghiệp 518,5 km2 chiếm khoảng 41,3%, đất chuyên dùng và đất nhà ở 401,9 km2 tương đương với 31,99% còn lại đất chưa sử dụng cùng với đồi núi 212,13 km2 chiếm khoảng 16,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện nay Thành phố đã và đang chỉ đạo các ngànhm các cấp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp. Khi hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao ít biến động khoảng 25,70C, chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, là nơi chuyển tiếp khi hậu miền Bắc và miền Nam nên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô, lượng bức xạ lớn ... rất thuận lợi cho

việc Thành phố phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và công nghiệp năng lượng. Tuy nhiên do địa hình đất, suối ngắn, mưa thường tập trung vào một mùa nên thường xảy ra hiện tượng ngập úng, lũ kéo dài, mùa nắng lại ít mưa nhiệt độ cao gây hạn hán, khô khan. [34]

Đà Nẵng là một vùng lãnh thổ được ưu đãi về tài nguyên, thiên nhiên: ngoài địa hình với nhiều loại đất đai thích nghi cho việc trồng trọt, chăn nuôi, rừng cho nhiều chủng loại gỗ, còn có nhiều tài nguyên nước và hải sản biển cũng rất đa dạng và phong phú rất thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển kinh tế. Bao quanh Thành phố là đường bờ biển dài 70km với môi trường sinh thái thông thoáng, trong sạch cùng các ngọn núi: Ngũ Hành Sơn, Núi Phước Tường, núi Bà Nà gắn với dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân, bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước, bảo tàng Chăm gắn kết với Hội An, tháng địa Mỹ Sơn, cố đô Huế và các tỉnh miền Trung có điều kiện quan trọng và thuận lợi cho Đà Nẵng phát triển nhiều loại hình du lịch từ tắm biển, tham quan du lịch nghiên cứu, du lịch văn hóa là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của đất nước.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Về phát triển kinh tế:

Năm 1997 Thành phố Đà Nẵng đã trở thành dơn vị trực thuộc Trung ương, năm năm, thời gian thật quá ngắn ngủi đối với lịch sử phát triển kinh tế của một Thành phố. Trong thời gian ấy, Thành phố phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, trong những năm qua kinh tế Thành phố có bước tăng trưởng khá với tốc độ tăng GDP bình quân năm đạt trên 10%, GDP bình quân đầu người năm 2001 là 550 USD, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19%, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch có bước chuyển tích cực, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%. Tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội đạt 9,624 tỷ đồng, tăng bình quân 2,8%/năm.

Thành quả nổi bậc trong thời gian qua là việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu kỹ thuật gắn với nâng cấp, chỉnh trang đô thị, nhất là hệ thống giao thông cảng biển, các khu công nghiệp , mạng lưới điện, bưu chính viễn thông ... Thành phố

cũng đã có nhiều dự án thiết thực, có trọng điểm nhằm phát triển kinh tế. Vai trò của kinh tế Nhà nước được tăng cường, chiếm gần 60% giá trị sản xuất công nghiệp, bên cạnh đó việc phát huy năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế trên địa bàn cũng được xem trọng, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 18,2%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22%. Khu công nghiệp Đà Nẵng, Hòa Khánh và Liên Chiểu với diện tích trên 860ha được hình thành với cơ sở hạ tầng khá tốt, nhiều nhà máy đang được xây dựng tại đây, thu hút gần 10.000 lao động. Nhiều đổi mới công nghệ, nhiều sản phẩm của Thành phố như hàng dệt may, da giày, cao su, xi măng, gạch CERAMIC, đồ dùng INOX, nhựa ... đã vươn ra thị trường trong nước và ngoài nước. Thành phố có 7 doanh nghiệp cấp chứng nhận ISO 9002 và một doanh nghiệp được chứng nhận ISO 14000.

Thế mạnh về thương mại dịch vụ, du lịch có thêm những điều kiện và triển vọng mới. Nhiều tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng, hàng hải, bảo hiểm, du lịch có văn phòng đại diện chi nhánh đặt tại Thành phố. Môi trường lao động mới đã được khai thác, hàng xuất khẩu của Đà Nẵng đã có mặt trên 67 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Sản xuất thủy sản - nông lâm có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là giống mới có năng suất cao. cơ cấu ngành thủy sản nông lâm đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp vào lâm nghiệp.

Sự phát triển kinh tế đã tạo thêm điều kiện để giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội bức xúc, năm năm qua Thành phố đã giải quyết được việc làm cho gầm 82.000 lao động. Đà Nẵng là một trong những địa phương đóng góp cho ngân sách trung ương. Ý thức được vai trò, vị trí cvủa của mình đối với cả nước nói chung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng, trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế và phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua, Thành phố nhận rõ trách nhiệm của mình phải làm gì, làm như thếnào để thực sự sớm trở thành Thành phố động lực và là một trong những trung tâm

kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố cũng đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung mọi nổ lực thực hiện bằng được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp dịch vụ và xuất khẩu. Thành phố phấn đấu đến năm 2005 đạt tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm từ 13 - 14%, GDP bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 1000 USD, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19 - 20%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20%.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, Đảng bộ Thành phố còn tập trung chỉ đạo tiếp tục xây dựng về kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ và từng bước hiện đại hóa , đồng thời hướng trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghip, năm 2005 công nghiệp chiếm tỷ trọng 45,7%, dịch vụ chiếm 49,3%.

Về lĩnh vực xã hội:

Tổng dân số của Thành phố tính đến năm 2001 là 728.786 người với tốc độ tăng dân số 16,3% trong những năm tới dân số Đà Nẵng còn tiếp tục tăng cao. Lực lượng lao động ngày một được bổ sung, nguồn lao động ngày một trẻ hóa, tổng số lao động bình quân làm việc trong các ngành kinh tế năm 2001 là 259.376 người... sự nghiệp phát triển thông tin đãcó những bước vững chắc, công tác quản lý Nhà nước ngày càng chặt chẽ và khoa học. Hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng có nhiều cố gắng, phát huy truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa dân tộc, công tác vận động xây dựng nếp sống văn minh, phòng chống tệ nạn được duy trì thường xuyên. Hàng năm các hoạt động văn hóa phong phú và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được mở rộng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Phòng trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển, số người tham gia luyện tập tăng đáng kể 100% số xã phường tổ chức cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thể thao Thành phố đạt thành tích cao trong năm.

Trong những năm qua Thành phố tập trung khai thác hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, cho nên tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm xuống 5,54% năm 2001, thời gian nhàn rỗi của người lao động được hạn chế, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể đạt 550 USD/năm. Sau một năm thực hiện chương trình “5 không”, năm 2001 toàn Thành phố giảm 2293 hộ nghèo (năm 2000 có đến 7477 hộ nghèo) đạt 120,36% kế hoạch đặt ra. Số người xin ăn, người già cô đơn, các hộ thuộc diện chính sách nghèo giảm dần đã tạo môi trường lành mạnh văn minh trên địa bàn. Các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, y tế, xã hội, văn hóa, giáo dục lồng ghép với các dự án khác bước đầu có những thành công đáng kể.

Mạng lưới y tế Thành phố được phân bổ đến tận phường, xã, nhiều bệnh viện Thành phố là trung tâm miền Trung, số giường bệnh qua các năm đều gia tăng. Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có bình quân 32 giường bệnh/1vạn dân. Các chương trình chăm sóc sức khỏe được triển khai đều khắp và thu được những kết quả tốt trong kế hoạch phòng chống tệ nạn và bệnh tật.

2.3.2. Thực tiễn giải quyết việc làm tại thành phố Đà Nẵng

Theo cơ chế đổi mới toàn diê ̣n của đất nước "phát triển nền kinh tế thị trường đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa ". Viê ̣c xây dựng các chính sách giải quyết việc làm là yếu tố quan trọng cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường , đồng thời cũng là điều kiện để tăng trưởng có hiệu quả của nền kinh tế đó ; đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa là định hướng vào việc làm có hiệu suất cao dựa trên cơ sở tổng hợp những kết quả của nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, thị trường lao động tại thành phố Đà Nẵng mới chỉ đạt được những bước đi ban đầu trên con đường giải phóng khỏi những tồn đọng từ hệ thống kinh tế mệnh lệnh hành chính trước đây. Chúng ta có thể đánh giá thực tiễn giải quyết việc làm tại thành phố Đà Nẵng như sau:

Chính sách giải quyết việc làm tại thành phố Đà Nẵng chi ̣u sự tác đô ̣ng bởi đa da ̣ng hóa các hình thức sở h ữu của nền kinh tế cũng mở ra thị trường cầu lao đô ̣ng mô ̣t cách phong phú , bên ca ̣nh đó sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luâ ̣t để bảo vê ̣ quyền lợi chính đáng của người lao đô ̣ng; vì vậy, bô ̣ luâ ̣t lao đô ̣ng năm 1994 ra đời và đến nay đã qua 4 lần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế của xã hô ̣i; đồng thời nhiều Luâ ̣t nhánh được ra đời từ Bô ̣ Luâ ̣t Lao đô ̣ng như: Luâ ̣t Bảo hiểm xã hô ̣i, Luâ ̣t Da ̣y nghề, Luâ ̣t Người Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nư ớc ngoài theo hợp đồng , Luâ ̣t Viê ̣c làm. Chính sách việc làm ngày càng hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có bước phát triển về kinh tế - xã hội tương đối nhanh, duy trì tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế cao, 6 năm liền đứng thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo thuận lợi cho sự đầu tư phát triển nền kinh tế, tạo chỗ làm mới. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 25/2005/NQ-HĐND ngày 26/7/2005 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII, kỳ họp thứ 5, nhiệm kỳ 2004-2009 về thực hiện Chương trình “Thành phố 3 có: Có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”, UBND thành phố có Quyết định số 142/2005/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 ban hành Đề án “Giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động của thành phố”. Nhờ đó, công tác giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2006 - 2010 đạt được kết quả tốt, với hơn 161.400 lao động được giải quyết việc làm.

Giai đoạn (2012 - 2015), Đề án Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2015 Ban hành kèm theo Quyết định số: 2644/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tiếp tục mục tiêu: phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước; đảm bảo tốc độ GDP bình quân tăng 13,5 – 14,5%, đến năm 2015 GDP tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010; tạo nền tảng để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 [29].

2.3.2.2. Kết nối cung cầu

Thị trường lao động ở Đà Nẵng cũng như ở Việt Nam thời gian qua , đă ̣c biê ̣t hi ện nay mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động . Không những mất cân đối về số lượng mà còn mất cân đối lớn về chất lượng . Hiê ̣n nay lực lượng lao đô ̣ng tăng rất lớn ; trong 5 năm gần đây , Đà Nẵng tăng 4,0% đến 4,2% (cả nước tăng 3,2% đến 3,5%); mỗi năm thành phố có khoản 20 ngàn đến 25 ngàn người đến tuổi lao động và lao động nhập cư vào thành phố (cả nước 1,3 triê ̣u đến 1,5 triê ̣u người). Lao đô ̣ng thất nghiê ̣p ở thành phố cuối năm 2015 vẫn còn 4%.

Nguồn cung lao đô ̣ng được đào ta ̣o khá tốt , hằng năm trên đi ̣a bàn có khoản 15 ngàn học sinh , sinh viên tốt nghiê ̣p ra trường ; đào ta ̣o nghề có bằng cấp khoản gần 5 ngàn và hàng chục ngàn lao động được đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hơn 55% (cả nước 51%) qua đào ta ̣o nghề 45% (toàn quốc 38%). Tuy nhiên, khi chúng ta chuyển nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thi ̣ trường , tuy là theo đường lối đi ̣n h hướng xã hô ̣i chủ nghĩa nhưng không duy trì được cân đối ở tầm vĩ mô; thực hiê ̣n đẩy ma ̣nh xã hô ̣i hóa giáo dục , tăng cường tự chủ về tài chính đối với cơ sở đào ta ̣o trong nền giáo dục quốc dân làm cho cơ cấu đào tạo ng uồn nhân lực trong hê ̣ thống giáo dục quốc dân bị lệch hướng; sự bùng phát phát triển đơn lẽ của từng bô ̣ phâ ̣n cấu thành là chủ yếu , không theo mô ̣t kế hoa ̣ch , cân đối với nhu cầu của xã hô ̣i làm cho sự mất cân đối ngày cà ng trầm tro ̣ng . Mă ̣t khác, đào ta ̣o không tính đến cơ cấu lao đô ̣ng của nền kinh tế , ngành nào dễ đào tạo thì đua nhau đào tạo . Hâ ̣u quả đơn cử là Thành phố Đà Nẵng có hơn 4 ngàn lao động tốt nghiệp đại học và trên đa ̣i ho ̣ c thất nghiê ̣p ; cả nước theo số liệu công bố của Bộ Lao động –

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 53)