Trung Hoa
Xét về nhiều phương diện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng: về văn hóa, chính trị, xã hội, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. Đặc biệt về thế chế chính sách và cơ chế kinh tế.
Theo quy định của pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, khái niệm phá sản được hiểu là khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn thì bị xem xét khả năng doanh nghiệp bị phá sản. Vai trò của chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng được thể hiện thông qua việc pháp luật cho phép họ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản và hai thủ tục giải quyết phá sản được đưa ra là: thủ tục thanh lý và tổ chức lại (phục hồi), trong đó, các chủ nợ cũng có những vai trò nhất định, cụ thể:
Đối với thủ tục thanh lý, theo quy định của pháp luật phá sản Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì các chủ nợ sẽ đăng ký đòi nợ theo thủ tục quy định
30
trong vòng 1 tháng hoặc trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về chấp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Vai trò của chủ nợ trong giai đoạn này thể hiện thông qua ý chí đòi nợ - đây vừa là sự bảo vệ quyền lợi của chính các chủ nợ, đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy việc giải quyết phá sản doanh nghiệp đạt hiệu quả thiết thực.
Còn đối với thủ tục phục hồi, pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định thủ tục này cũng có thể được áp dụng nếu giữa chủ nợ và người mắc nợ đạt được thoả thuận. Quá trình này chỉ kéo dài tối đa trong thời hạn 2 năm. Trong thời hạn thực hiện kế hoạch tổ chức lại, nếu tình trạng của doanh nghiệp bị xấu đi, doanh nghiệp không thực hiện đúng kế hoạch tổ chức lại đã được thông qua hoặc doanh nghiệp có những hành vi gian dối thì kế hoạch tổ chức lại sẽ bị đình chỉ và doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sản.
Một điểm mới của LPS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện tại so với trước đó và khác biệt rất rõ so với LPS Việt Nam là thứ tự ưu tiên thanh toán trong thủ tục thanh lý tài sản. Theo Luật phá sản doanh nghiệp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 2006 thì chủ nợ thương mại được ưu tiên thanh toán trước người lao động. Trong khi thứ tực theo LPS Việt Nam 2014 là: (i) Chi phí phá sản; (ii) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết (iii) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX;(iv) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Như vậy, tuy ở mức độ khác nhau nhưng cũng như LPS Việt Nam và Nhật Bản, LPS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có những quy định thể hiện rõ nét vai trò quan trọng của chủ nợ trong vấn đề phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
31
Bên cạnh đó, Pháp luật của Úc, Hongkong và Malaysia cũng có một nền tảng pháp luật thông luật (chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh), do vậy các chế định về phá sản (mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau, nhưng gọi chung là các chế định về vỡ nợ) và tổ chức lại của những nước này cũng đã đặt ra những nguyên tắc chung điều chỉnh việc thực hiện, thi hành và thanh toán quyền lợi bảo đảm, bảo vệ tài sản và bảo đảm sự đối xử công bằng giữa các chủ nợ. Những nguyên tắc chung này được phát triển và giải thích thông qua các quyết định của Tòa án.
Ngược lại, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Thái Lan và Việt nam có truyền thống luật dân sự (ảnh hưởng của Pháp- Đức) với cách thức tiếp cận chung là sử dụng một bộ luật chung được hỗ trợ bởi tất cả những văn bản dưới luật kèm theo quy định rất chi tiết những quy định phải tuân thủ và để lại những lĩnh vực rất nhỏ để Tòa án giải thích và phát triển luật. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là bảo đảm sự đối xử công bằng với các chủ nợ [30, tr86-87].
Nói tóm lại, mặc dù pháp luật phá sản ở các nước khác nhau thì đều có những quy định thể hiện vai trò của chủ nợ không giống nhau, nhưng tựu chung lại đều hướng tới một trong những mục tiêu cơ bản của LPS đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ của doanh nghiệp. LPS Việt Nam đã có sự tham khảo tinh tế và kế thừa tư duy pháp lý của pháp luật phá sản nhiều nước trên thế giới trong việc xác định vai trò của chủ nợ khi tham gia giải quyết phá sản doanh nghiệp, từ đó áp dụng phù hợp với tình hình phát triển nền kinh tế thị trường và quan điểm lập pháp ở Việt Nam.
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật nước ngoài sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn, đồng thời đánh giá được tác động của những phương thức khác nhau đối với việc bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ trong pháp luật phá sản.Từ đó có thể rút
32
ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng trong điều kiện kinh tế- xã hội của nước ta.
Như vậy, phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường, còn pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Thông qua pháp luật phá sản, nhà nước và Tòa án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của các DN với một cách nhìn hiện đại, năng động và hết sức mềm dẻo.
Nội dung của pháp luật phá sản không chỉ bao gồm trình tự thu hồi tài sản và thanh toán theo một thứ tự nhất định cho các chủ nợ mà nó còn có một khía cạnh thứ hai đáng lưu ý là: tạo cơ hội cho người mắc nợ và chủ nợ thỏa thuận, tái tổ chức kinh doanh và lập kế hoạch trả nợ phù hợp.
Khi mới hình thành, LPS chủ yếu được áp dụng cho các thương gia nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Ví dụ: LPS đầu tiên của nước Anh đã quy định nhiều biện pháp rất nghiêm ngặt, kể cả bỏ tù con nợ. Đồng thời với quá trình dân chủ hóa các hoạt động kinh tế, nhất là xu thế mở rộng quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, pháp luật về phá sản ngày càng có xu hướng nhân đạo hóa các biện pháp áp dụng đối với chủ DN bị phá sản, phát triển các quy định nhằm bảo vệ lợi ích của các con nợ. Tuy nhiên lợi ích của các chủ nợ vẫn là mục tiêu bảo vệ hàng đầu.
Các chủ nợ của DN là những người có quyền lợi bị ảnh hưởng nhiều nhất trong một vụ phá sản. Do đó, chủ nợ được pháp luật quy định các quyền để họ có thể tham gia bảo vệ lợi ích của mình.
LPS 1993 và LPS 2004 hạn chế khả năng thu hồi vốn của các chủ nợ. Ví dụ như quy định về nghĩa vụ của chủ nợ phải chứng minh DN, HTX mất khả năng thanh toán vì thua lỗ trong hoạt động kinh doanh khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, quy định thời hạn hai năm thua lỗ hoặc khó khăn trong kinh
33
doanh như là một yếu tố bắt buộc của khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản”, quy định về trình tự phục hồi như là giai đoạn bắt buộc trong mọi trường hợp sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản… LPS 2014 đã khắc phục những hạn chế đó, mở rộng khả năng đòi nợ của các chủ nợ khi đưa ra các khái niệm, quy định mới. Đây là một bước tiến lớn của pháp luật phá sản nước ta, thể hiện sự can thiệp sớm của Nhà nước vào hiện tượng phá sản.
34
Chương 2:
VAI TRÒ CỤ THỂ CỦA CHỦ NỢ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN HIỆN HÀNH
LPS 2014 đã bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015, đã đưa ra rất nhiều quy định mới về TTPS nói chung và các vấn đề có liên quan đến vai trò của chủ nợ nói riêng. Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của LPS 2014 về vai trò của chủ nợ, tác giả đã chỉ ra những điểm còn chưa chặt chẽ trong quy định của pháp luật, cần được bổ sung, làm rõ bởi các văn bản hướng dẫn chi tiết của các cơ quan có thẩm quyền để luật có thể đi vào đời sống, giải quyết tốt hơn.
LPS của Việt Nam cho đến nay vẫn được xây dựng thiên về tố tụng nhiều hơn, trong đó quyền và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể có liên quan trong vụ án phá sản được thể hiện rõ nét thông qua từng bước của quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của DN. Đây có thể coi là một thủ tục tố tụng đặc biệt của Tòa án, trong đó các bên đương sự là các chủ nợ có toàn quyền trong việc định đoạt sự tồn tại hay chấm dứt hoạt động của con nợ. Một quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với DN được bắt đầu bằng thủ tục nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản và kết thúc bằng quyết định của Tòa án về việc tuyên bố DN đã phá sản hoặc quyết định đình chỉ tiến hành TTPS, quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Có thể dễ dàng nhận thấy, trong toàn bộ quá trình GQPS, Quyết định tuyên bố phá sản đối với DN là quyết định cuối cùng, được thực hiện sau khi đã trải qua tất cả các quá trình phục hồi, tạo điều kiện cho DN trở lại hoạt động không thành công. Điều này đã thể hiện rõ tư duy khuyến khích, nâng đỡ cho các DN, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, các DN chủ yếu vẫn là DN vừa và nhỏ.
35