Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vai trò của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 92)

của chủ nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản DN

Có thể khẳng định trong các chủ thể tham gia vào TTPS DN thì chủ nợ là một trong những chủ thể có vai trò quan trọng nhất, thậm chí trong một số giai đoạn thì chủ nợ có vai trò mang tính quyết định; rõ ràng hiệu quả việc GQPS doanh nghiệp mắc nợ không thể đạt được kết quả cao nếu như thiếu đi vai trò tham gia tích cực của các chủ nợ. Thực tiễn thi hành LPS cho thấy thực trạng đáng buồn trong việc GQPS doanh nghiệp ở nước ta, điều đó một phần cũng là do các quy định của LPS 2014 về vai trò của chủ nợ còn nhiều

75

vướng mắc khiến cho các chủ nợ chưa phát huy được vai trò của mình trên thực tế. Vì vậy LPS 2014 cũng đã xây dựng và có sự sửa đổi hợp lý để bảo đảm vai trò thiết thực của các chủ nợ trong suốt quá trình GQPS doanh nghiệp. Từ những phân tích thực trạng pháp luật ở Chương 3 luận văn, tác giả xin phép được đưa ra một số so sánh, đánh giá mang quan điểm cá nhân cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các quy định của LPS 2014 về vai trò của chủ nợ như sau:

- LPS 2014 đã sửa đổi quy định tại Điều 14 LPS 2004 về quyền nộp đơn của chủ nợ là người lao động tạo điều kiện cho người lao động phát huy vai trò và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong quá trình giải quyết phá sản DN:

Như đã phân tích ở trên, khi nhắc đến vai trò của chủ nợ trong giai đoạn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN thì không thể thiếu vai trò của một loại chủ nợ rất đặc biệt đó là người lao động. Về bản chất, người lao động là một chủ nợ không có bảo đảm đối với các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội,.. và họ là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất nếu DN phá sản, thiệt hại đó có thể là lâm vào hoàn cảnh thất nghiệp, không có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Vì vậy, việc luật phá sản quy định cho người lao động cũng có vai trò nhất định trong việc tạo nên sự khởi đầu của một thủ tục phá sản thông qua hành vi nộp đơn cũng là điều hợp lý, như một cách để người lao động có thể thu hồi được nợ và bảo vệ quyền và lợi ích có nguy cơ bị xâm hại rất lớn của mình.

Tuy nhiên, quy định tại Điều 14 LPS đã vô hình chung làm hạn chế rất lớn đến quyền lợi và vai trò nộp đơn của người lao động. Bởi theo tinh thần tại Điều 14 thì người lao động chỉ được phép nộp đơn thông qua đại diện chứ không được nộp đơn riêng rẽ, đồng thời điều Luật cũng quy định điều kiện để bầu ra đại diện người lao động hợp pháp là phải có “quá nửa số người lao động

76

trong DN, HTX tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký”. Quy định này gây khó khăn rất lớn đối với quyền nộp đơn của chủ nợ là người lao động bởi vì để thống nhất được tỷ lệ như quy định tại Điều 14 không phải là chuyện đơn giản, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn với số lượng hàng trăm, hàng ngàn người lao động thì việc Luật quy định “đại diện người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành” lại càng trở nên phức tạp và thiếu tính khả thi. Hơn nữa, đại diện người lao động chỉ được nộp đơn khi có hai điều kiện: thứ nhất, DN không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động; thứ hai, người lao động nhận thấy DN lâm vào tình trạng phá sản. Có nghĩa là chỉ khi nào người lao động nhận thấy DN lâm vào tình trạng phá sản thì mới phát sinh quyền nộp đơn; tức là phải trông chờ vào việc đòi nợ đến hạn của các chủ nợ. Rõ ràng, quy định này dường như đã hạn chế vai trò nộp đơn của người lao động, bởi quyền nộp đơn của họ có phát sinh hay không phụ thuộc vào ý chí (đòi nợ hay không đòi nợ) của các chủ nợ, người lao động hoàn toàn ở tâm thế “thụ động” trước việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính mình.

Như vậy LPS cần phải sửa đổi theo hướng giảm bớt thủ tục, điều kiện rườm rà để người lao động có thể phát huy được vai trò của mình trong việc nộp đơn yêu cầu mở TTPS doanh nghiệp nơi họ làm việc. LPS 2014 đã giải quyết được vấn đề này bằng quy định tại Khoản 2 Điều 5 : “Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đổi với người lao động mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”. Về cơ bản, tác giả ủng hộ quan điểm sửa đổi này của LPS 2014, quy định như vậy là phù hợp với pháp luật lao động Việt Nam và thể hiện đúng tinh thần bảo vệ quyền lợi và vai trò của người lao động trong TTPS, bằng cách trao cho họ có quyền nộp đơn

77

với điều kiện như các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần. Quy định của LPS 2014 đã khắc phục được hạn chế của LPS 2004 về vai trò nộp đơn của người lao động.

Tuy nhiên, xét về tính khả thi thì quy định này còn vướng phải một số vấn đề có thể xảy ra trong thực tiễn. LPS 2014 quy định như vậy có thể được hiểu theo hướng bản thân mỗi người lao động sẽ có quyền nộp đơn khi họ yêu cầu thanh toán nợ lương và các khoản nợ khác đến hạn mà DN – chủ sử dụng lao động không thanh toán được, tức là dù nợ một tháng lương đến hạn thanh toán nhưng DN chưa thanh toán được thì cũng sẽ rơi vào trường hợp này. Thực tế trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái và còn nhiều biến động như hiện nay, việc các DN kinh doanh khó khăn và nợ lương người lao động là điều khó tránh khỏi, thậm chí diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các DN. Vậy thì hầu như các DN ở Việt Nam đều có thể rơi vào tình trạng phá sản khi có hành vi nộp đơn của người lao động.

Pháp luật phá sản bên cạnh bảo vệ quyền lợi của người lao động và các chủ nợ khác thì còn hướng tới bảo vệ quyền lợi của con nợ; vì vậy để quy định của LPS 2014 thực sự có tính khả thi, một mặt vừa bảo đảm được vai trò của người lao động; mặt khác vẫn thể hiện đúng tinh thần và mục tiêu của LPS thì theo quan điểm của tác giả, nên sửa đổi theo hai hướng:

+ Một là, bổ sung thời hạn trả nợ đối với số nợ mà DN chưa thanh toán cho người lao động, nếu quá thời hạn này thì người lao động sẽ đương nhiên có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS đối với DN.

+ Hai là, bổ sung cơ chế thỏa thuận giữa người lao động và DN đối với việc thanh toán nợ; nếu không đạt được thỏa thuận giữa hai bên thì khi đó người lao động chính thức có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS đối với DN này.

78

- Cần sửa đổi Điều 79 theo hướng bổ sung thêm vai trò của chủ nợ có bảo đảm một phần vào căn cứ xác định tính hợp lệ của Hội nghị chủ nợ nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa các chủ nợ:

Có thể thấy theo quy định tại Điều 79 LPS 2014 thì một trong hai điều kiện không thể thiếu khi xác định tính hợp lệ của HNCN, đó là có “số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm”. Điều này tưởng chừng như hợp lý vì pháp luật hướng tới bảo vệ triệt để vai trò và quyền lợi của chủ nợ chịu thiệt hại nặng nề nhất từ việc phá sản DN – chủ nợ không có bảo đảm, tuy nhiên, nó lại trở thành bất hợp lý ở chỗ xét về điều kiện số lượng chủ nợ thì chỉ tính các chủ nợ không có bảo đảm (quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm) nhưng xét về điều kiện số nợ thì lại là “tổng số nợ không có bảo đảm” (hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia) tức là bao gồm cả phần nợ không có bảo đảm của chủ nợ có bảo đảm một phần. Có nghĩa là chủ nợ không có bảo đảm lại đại diện cho cả phần nợ không có bảo đảm của chủ nợ có bảo đảm một phần, bản thân chủ nợ có bảo đảm một phần không được đại diện cho phần nợ của mình mà phải “nhờ” đến chủ nợ không có bảo đảm. Quy định như vậy đã hạn chế rất lớn đến quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm một phần, bởi lẽ về bản chất họ cũng là một chủ nợ không có bảo đảm đối với phần nợ không có bảo đảm của mình, và họ phải được đối xử công bằng với chủ nợ không có bảo đảm khác.

Vì vậy, để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi giữa chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần, đồng thời tạo sự khuyến khích chủ nợ có bảo đảm một phần phát huy vai trò của mình trong quá trình tham gia tố tụng phá sản, tác giả xin được đưa ra kiến nghị bổ sung khoản 1 Điều79 LPS 2014 như sau:

Có số chủ nợ không có bảo đảm và có bảo đảm một phần đại diện ít nhất 51%

79

Bởi lẽ về nguyên tắc, chỉ có chủ nợ có bảo đảm và có bảo đảm một phần mới có “số nợ không có bảo đảm”, vì vậy, để cho điều luật trở nên gọn gàng và súc tích thì cũng chỉ cần quy định số chủ nợ đại diện cho tổng số nợ không có bảo đảm là đủ phản ánh tinh thần của điều luật.

Như vậy, theo quy định của LPS 2014, điều kiện hợp lệ của HNCN chỉ căn cứ trên số nợ. Theo đó, số chủ nợ tham gia HNCN chỉ căn cứ trên số nợ. Theo đó, số chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ không phải là điều kiện để coi HNCN là hợp lệ. Việc này đồng nghĩa với HNCN cũng có thể hợp lệ khi chỉ cần điều kiện là một chủ nợ tham gia mà đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm. Hơn nữa, việc tham gia này có thể là không trực tiếp

- Sửa đổi quy định tại Điều 79 và Khoản 2 Điều 81 LPS 2014 về điều kiện thông qua Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ theo hướng bổ sung vai trò của chủ nợ có bảo đảm một phần và xóa bỏ sự phức tạp trong việc xác định tỷ lệ số chủ nợ và số nợ để điều luật có tính khả thi hơn:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 LPS 2014 thì điều kiện hợp lệ của HNCN khi: “có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm”, đồng thời Khoản 2 Điều 81 quy định “Nghị quyết của HNCN được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành”. Quy định này cũng trượt theo “vết xe đổ” của quy định về điều kiện hợp lệ của HNCN khi vô hiệu hóa quyền hạn cũng như tiếng nói của chủ nợ có đảm bảo một phần, vì vậy, bất cập này cũng sẽ được kiến nghị cùng với cách khắc phục đối với vấn đề điều kiện hợp lệ của HNCN mà tác giả đã trình bày ở trên.

Tuy nhiên, quy định này còn đặt ra nhiều vấn đề phức tạp và gây không ít khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn, đó là:

80

Nghị quyết sẽ rất khó thông qua nếu như phải đáp ứng điều kiện như vậy, bởi nếu đảm bảo đủ “51% tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị” nhưng số chủ nợ này lại không đủ “65% tổng số nợ không có bảo đảm”; hay trường hợp những chủ nợ không có bảo đảm tham gia Hội nghị đã đủ đại diện cho “65% tổng số nợ không có bảo đảm” nhưng số lượng chủ nợ này lại chưa “quá 51%” số chủ nợ không có bảo đảm thì đều không thể thông qua Nghị quyết của HNCN, và dĩ nhiên lá phiếu của số chủ nợ này gần như bị vô hiệu hóa trong những trường hợp như vậy.

Vì vậy, tác giả cho rằng nên thay đổi theo hướng giảm bớt tỷ lệ và điều kiện phức tạp làm căn cứ thông qua Nghị quyết, đồng thời xác định chỉ căn cứ vào tổng số nợ không bảo đảm của những chủ nợ có mặt tại HNCN.

- Bổ sung các quy định về vai trò và quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm trong việc quyết định một số vấn đề quan trọng trong thủ tục phá sản DN:

Có thể nói trong ba loại chủ nợ được LPS 2014 quy định thì chủ nợ có bảo đảm là loại chủ nợ có vai trò mờ nhạt nhất trong suốt quá trình tiến hành TTPS doanh nghiệp. Thậm chí có nhiều giai đoạn, chủ nợ có bảo đảm dường như “đứng ngoài” TTPS; họ được tham gia vào HNCN nhưng lại không có “thực quyền”, quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần. Điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng xét về nguy cơ chịu thiệt hại từ việc DN phá sản thì chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ chịu thiệt hại ít nhất trong ba loại chủ nợ, hay nói cách khác quyền lợi của họ luôn được bảo đảm bằng giá trị tài sản mà DN đem cầm cố, thế chấp; và họ luôn được ưu tiên thanh toán bằng chính giá trị tài sản này; còn chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần thì có thể bị thiệt hại rất nặng nề nếu DN không có khả năng thanh toán nợ. Pháp luật phá sản dựa trên tinh thần bảo vệ những chủ thể có nguy cơ bị xâm phạm về quyền lợi nhiều nhất, vì vậy có lẽ các nhà làm

81

luật nghĩ rằng chủ nợ có bảo đảm đã được bảo đảm về quyền lợi nên việc trao cho họ vai trò quan trọng như các chủ nợ khác là không cần thiết, thậm chí còn làm cho việc GQPS DN không đạt được mục tiêu đề ra và không thể hiện đúng tinh thần của LPS. Bởi lẽ chủ nợ có bảo đảm khi tham gia vào quá trình GQPS thì tính chủ động, tích cực và ý thức trách nhiệm của họ có thể sẽ không bằng các chủ nợ khác; vì việc DN có phá sản hay không cũng không ảnh hưởng nhiều đến họ. Điều này hoàn toàn ngược lại đối với chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần; bởi họ luôn lo sợ nguy cơ bị thiệt hại nặng nề nên nhất định sẽ tham gia với vai trò tích cực hơn cả để tự cứu lấy chính mình. Hơn thế nữa, trong quá trình tiến hành tố tụng phá sản DN, chủ nợ có bảo đảm luôn có xu hướng mong muốn áp dụng thủ tục thanh lý tài sản để thu hồi nợ hơn là chờ đợi DN phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời gian không phải là ngắn. Vì vậy, nếu trao cho họ vai trò quyết định trong TTPS thì việc GQPS khó có thể đạt được mục tiêu của LPS hiện đại, đó là giúp con nợ thoát khỏi tình trạng phá sản thông qua thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, quy định hạn chế gần như tối đa vai trò của chủ nợ có bảo đảm cũng ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của họ; đặc biệt trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)