Việc xử lý tài sản của DN bị phá sản được tiến hành sau khi DN đã bị tuyên bố phá sản, chủ yếu là các quy định về việc bán, định giá và thanh lý tài sản còn lại của DN để chia cho các chủ nợ. LPS 2014 đã có những quy định
67
mới, chi tiết hơn về việc định giá, bán tài sản, đấu giá tài sản… kết hợp với chế định về Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản là những tổ chức chuyên môn độc lập, đảm bảo quá trình xử lý tài sản của DN, đặc biệt là trong khâu định giá được tiến hành một cách công bằng, khách quan, chính xác, đảm bảo tối đa quyền cho các chủ nợ.
Như vậy, có thể thấy quá trình xử lý tài sản của DN đã được giao cho những thiết chế khác nhau có tính chuyên môn cao hơn, đảm bảo việc thực hiện thanh lý tài sản diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn. Đồng thời LPS 2014 cũng có những cơ chế giám sát, kiểm soát quá trình hoạt động của các thiết chế này như cơ chế định giá lại, quy định về giá trị tài sản phải thực hiện bán đấu giá, tổ chức định giá và Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản không được có liên quan về quyền, lợi ích…
Trong thủ tục thanh lý thì một vấn đề quan trọng đặt ra là nguyên tắc thanh toán tài sản của DN. Có hai nguyên tắc được xây dựng trong quá trình thanh lý tài sản là:
- Nguyên tắc ưu tiên bằng tài sản bảo đảm: chỉ dành cho chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần đối với phần nợ có bảo đảm.Theo nguyên tắc này, chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần được ưu tiên thanh toán trước bằng tài sản bảo đảm mà chủ nợ không có bảo đảm không được hưởng nguyên tắc này. Việc thanh toán các khoản nợ có bảo đảm cho chủ nợ có bảo đảm và phần nợ có bảo đảm cho chủ nợ có bảo đảm một phần được thanh toán tính theo thứ tự thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm. Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của DN; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của DN mắc nợ. Quy định này đã thể hiện sự bảo vệ của pháp luật một cách tối đa có thể đối với quyền lợi của chủ nợ có
68
bảo đảm. Chỉ cần DN, HTX còn tài sản để thanh toán nợ thì họ vẫn còn có cơ hội để có thể lấy được nợ.
- Nguyên tắc thanh toán theo thứ tự và tỷ lệ được quy định tại điều 54 LPS 2014:
Chi phí phá sản;
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, bảo hiểm y tế đối với NLĐ và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký kết;
Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của DN.
Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và các khoản nợ không có bảo đảm, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Tỷ lệ thanh toán đối với các khoản nợ không có bảo đảm của các chủ nợ được phân chia theo nguyên tắc:
Nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các đối tượng cùng thứ tự thanh toán được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
Có thể thấy, LPS 2014 vẫn quy định thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản như quy định tại Điều 39 Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và Điều 37 LPS 2004. Các khoản chi phí cho thủ tục phá sản và các khoản thanh toán quyền lợi cho người lao động vẫn được ưu tiên trước các khoản nợ không có bảo đảm. Tuy nhiên, khác với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993, LPS 2004, nay LPS 2014 đã bãi bỏ ưu tiên thanh toán cho các khoản nợ thuế của Nhà nước. Bằng quan điểm xem nợ thuế là một khoản nợ như những
69
khoản nợ khác, LPS 2014 đã bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ nợ có điều kiện pháp lý như nhau cho dù chủ nợ đó là Nhà nước hay chủ thể bình thường. Nợ thuế được coi là một khoản nợ không có bảo đảm và Nhà nước đơn thuần cũng chỉ là một chủ nợ không có bảo đảm được thanh toán cùng hàng với các chủ nợ không có bảo đảm khác theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản còn lại của DN. Việc bãi bỏ ưu tiên thanh toán nợ thuế được xem như một điểm tiến bộ của LPS 2014 nhằm mục đích bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ nợ, khuyến khích chủ nợ không có bảo đảm tích cực tham gia vào TTPS doanh nghiệp [20.tr 119]. Nói cách khác, những quy định trên của LPS nhằm tạo sự khích lệ và thúc đẩy các chủ nợ không có bảo đảm phát huy mạnh mẽ vai trò của mình khi tham gia vào quá trình GQPS doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quy định của LPS 2014 về việc thanh toán nợ cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên như trên đã bỏ quên một loại chủ nợ và vô hình chung hạn chế rất lớn đến vai trò của loại chủ nợ này – đó là chủ nợ mới. Về lý thuyết, chủ nợ mới – khác với các chủ nợ cũ (những chủ nợ xuất hiện trên cơ sở các hợp đồng giao kết trước khi có quyết định mở TTPS) phải luôn có quyền được ưu tiên thanh toán trong mọi trường hợp. Chỉ có như vậy các quy định của LPS về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN mới có tính khả thi. Nếu không có sự bảo đảm của LPS về quyền ưu tiên thanh toán thì không một đối tác nào lại giao kết hợp đồng với một con nợ đã có quyết định mở TTPS. Vì vậy, quyền ưu tiên thanh toán của chủ nợ mới cần được thừa nhận trong cả thủ tục thanh lý tài sản. Thế nhưng, trong các quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ của thủ tục thanh lý, LPS 2014 tuyệt nhiên không đề cập đến việc ưu tiên thanh toán các khoản nợ mới của chủ nợ mới; điều đó đã hạn chế rất lớn vai trò của chủ nợ này – một chủ thể có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh của DN và hiện thực hóa mục tiêu chủ yếu của pháp luật phá sản hiện đại.
70
Nói tóm lại, chủ nợ là chủ thể có vai trò quan trọng trong suốt tiến trình giải quyết yêu cầu phá sản DN, thông qua từng giai đoạn, các chủ nợ đã thể hiện được tiếng nói của mình, và vai trò của họ được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn tiến hành HNCN và phục hồi hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên, không phải chủ nợ nào cũng có vai trò như nhau, qua những phân tích trên, có thể thấy rằng LPS 2014 dường như có sự ưu ái rất lớn cho chủ nợ không có bảo đảm khi trao cho họ vai trò gần như tuyệt đối và lấn át các chủ nợ khác. Điều đó tỏ ra bất hợp lý và ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của các chủ nợ khác khi họ cũng có quyền tham gia vào thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với DN để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình.
Tuy nhiên, LPS 2014 cũng có nhiều điểm mới và tiến bộ khi quy định việc tuyên bố phá sản của Tòa án được thực hiện trước thủ tục thanh lý tài sản, bởi việc quy định này sẽ có tác động tích cực:
Thứ nhất, giúp cho Tòa án giải quyết nhanh thủ tục tuyên bố DN, HTX bị phá sản, tạo điều kiện cho DN, HTX mất khả năng thanh toán được rút khỏi thị trường một cách hợp pháp, qua đó, góp phần làm bình ổn nền kinh tế thị trường. Qua tổng kết thi hành LPS 2004 của 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có 49 Tòa án có nhận đơn và giải quyết tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản , Tòa án đã ra 236 Quyết đi ̣nh mở thủ tu ̣c phá sản và trong đó ra 83 Quyết đi ̣nh tuyên bố phá sản. Đây là một con số được xem là khá “khiêm tốn”, vì thực tế có hàng nghìn DN, HTCX đã mất khả năng thanh toán nhưng Tòa án không thể ra quyết định tuyên bố phá sản (vì các DN, HTX này vẫn còn tài sản nhưng không bán được hoặc còn khoản nợ phải thu nhưng chưa thu hồi được nên phương án phân chia tài sản chưa được thực hiện xong nên chưa thể ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản để từ đó ra quyết định tuyên bố phá sản) [12].
71
Thứ hai, tạo sự tương thích với thông lệ quốc tế. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới khi giải quyết vụ việc phá sản đều tuân theo quy trình Tòa án tuyên bố phá sản rồi mới tiến hành thanh lý tài sản, các khoản nợ. Việc đảo ngược trình tự như LPS 2004 vừa không phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa gây khó khăn cho các doanh nghiêp. Bởi lẽ khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản có nghĩa là DN lúc này không còn khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh nữa, đồng thời lúc này chỉ còn các khoản nợ khó đòi và tài sản không còn giá trị thương mại. Do đó, làm kéo dài thời gian thanh lý khiến việc ra quyết định tuyên bố phá sản khó thực hiện.
=>Nhìn nhận một cách khách quan, có khá nhiều nguyên nhân làm giảm hiệu quả áp dụng của pháp LPS tại nước ta. Một trong những nguyên nhân được xem là quan trọng nhất chính là khả năng hấp dẫn của thủ tục phá sản đối với giới thương nhân. Doanh nhân chỉ sử dụng trình tự phá sản khi niềm tin vào Tòa án gia tăng. Ở địa vị các chủ nợ, chừng nào cơ hội đòi nợ đọng từ DN mắc nợ thông qua thủ tục phá sản còn thấp thì trình tự phá sản chưa thể hấp dẫn các chủ nợ. Trong bối cảnh pháp luật kế toán và kiểm toán mới bắt đầu được xây dựng, kỷ luật khai báo sổ sách trung thực của doanh nhân thấp, hệ thống đăng ký bất động sản sơ khai, các dòng tiền chưa tập trung qua hệ thống ngân hàng, sự hoán đổi nợ thành cổ phần trong DN mắc nợ chưa diễn ra thuận tiện... trình tự phá sản chưa thể nhanh chóng trở thành một công cụ hiệu quả bảo vệ lợi ích các chủ nợ. Đứng ở địa vị của các con nợ, thủ tục phá sản hiện nay hầu như không mang lại một lợi ích đáng kể nào dành cho họ, vì vậy, động lực để họ tự nguyện tìm đến với thủ tục phá sản là không nhiều.
Khi giải quyết một vụ việc phá sản trên thực tế, pháp luật phá sản phải cân nhắc, tính toán tới lợi ích của các chủ thể khác nhau như lợi ích của các chủ nợ, con nợ, người lao động, Nhà nước. Tuy nhiên, nếu xét từ bản chất của một
72
công cụ lấy nợ tập thể thì nội dung cốt lõi nhất mà thủ tục phá sản phải chú trọng tới chính là mối quan hệ giữa các chủ nợ với con nợ. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay sẽ không thể thành công nếu chúng ta không thể điều tiết một cách hợp lý nhất mối quan hệ về mặt lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ. Hoàn thiện các quy định pháp luật phá sản không thể không chú trọng tới việc hoàn thiện các quy định nâng cao vai trò của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản.
73
Chương 3:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHỦ NỢ TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP