Các quy định trước khi thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 41)

Hòa giải đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, rất đáng khuyến khích để giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong đời sống xã hội. Trong pháp luật phá sản doanh nghiệp, hòa giải cũng trở thành hoạt động tố tụng có tính bắt buộc đối với hầu hết các vụ việc. Thông qua hòa giải, Tòa án giúp đỡ các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định pháp luật, rút ngắn quá trình cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết.

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp, Hợp tác xã (DN. HTX) bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Điểm đặc biệt của LPS 2014 so với LPS 2004 nằm ở khâu hòa giải trước khi Tòa án thụ lý đơn. Từ thời điểm Tòa án nhận được đơn yêu cầu mở TTPS cho đến thời điểm mở TTPS, các bên liên quan có quyền tiến hành hòa giải, và nếu tiến hành hòa giải thành, người nộp đơn rút đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu mở TTPS. Đây là một bước tiến về thủ tục, giúp các DN có thể dễ dàng tự thỏa thuận với các chủ nợ, đưa mình ra khỏi danh sách phá sản.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)