Vai trò của chủ nợ trong việc thương lượng với DN trước khi Tòa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 49 - 52)

thụ lý đơn

Quy định về quyền thương lượng của DN với chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là một quy định mới trong LPS 2014. Luật quy định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày TAND nhận đơn yêu cầu mở TTPS hợp lệ, DN mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở TTPS có quyền đề nghị bằng văn bản gửi TAND để các bên thương lượng việc rút đơn. Quy định này chưa hề có trong LPS 2004. Thủ tục thương lượng này được diễn ra sau quá trình chủ nợ đã nộp đơn yêu cầu, Tòa án đã xem xét các chứng cứ chứng minh và tính hợp lệ của đơn yêu cầu nhưng trước thời điểm TAND ra quyết định thụ lý vụ án phá sản. Như vậy, theo luật, việc nộp đơn của các chủ nợ sẽ không đương nhiên đi kèm với việc Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án. Đây là khoảng thời gian ngắn nhưng rất cần thiết và hợp lý để các bên giải quyết tranh chấp trước khi cần có sự can thiệp của Tòa án.

44

- Tạo điều kiện cho DN tự chứng minh khả năng tài chính của mình, từ đó thuyết phục chủ nợ rút đơn yêu cầu mở TTPS và giúp đảm bảo uy tín, hoạt động kinh doanh bình thường của DN.

- Tạo điều kiện để chủ nợ có cơ chế đối thoại, giải quyết các tranh chấp trước khi sử dụng đến cơ chế tòa án, từ đó làm giảm bớt gánh nặng GQPS cho tòa.

Thủ tục này giúp giải quyết tình trạng những chủ nợ đơn lẻ hoặc cá nhân NLĐ có yêu cầu thanh toán đối với DN nhưng không được thực hiện, tuy nhiên không xuất phát từ lý do DN đã mất khả năng thanh toán nợ. Trong những trường hợp này, việc cho phép chủ nợ và DN ngồi lại với nhau sẽ giúp hạn chế khả năng đơn yêu cầu mở TTPS chỉ mang tính chất tranh chấp cá nhân, tạo cơ hội cho DN tự mình chứng minh khả năng trả nợ với chủ nợ, và từ đó không cần viện đến TTPS để giải quyết. Nếu DN có khả năng thuyết phục chủ nợ thì chủ nợ có thể thực hiện việc rút đơn yêu cầu mở TTPS đối với DN. Như vậy, thủ tục này vừa giúp giải quyết tranh chấp giữa các bên, vừa giúp tòa án giảm được gánh nặng về việc thực hiện TTPS cho DN.

Tuy nhiên, để tránh việc DN có thể dây dưa nhằm kéo dài thời gian mở TTPS nhằm những mục đích xấu như tẩu tán tài sản, bỏ trốn… LPS chỉ cho phép việc nộp đơn được thực hiện trong vòng 03 ngày kể từ ngày TAND nhận đơn yêu cầu hợp lệ, và quá trình thương lượng giữa các bên không được phép kéo dài quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở TTPS (khoản 1, điều 37- LPS 2014)

Dễ thấy trong giai đoạn này, LPS quy định Tòa án đã nhận được tài liệu chứng minh từ các bên nhưng không có nghĩa vụ thực hiện việc xác minh hay chứng minh khả năng tài chính của DN với chủ nợ. Vì vậy nếu có xảy ra thương lượng trước khi mở TTPS thì đây sẽ là cơ hội cho DN tự chứng minh, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tránh ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động của DN. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, trong thủ tục thương lượng của LPS cần

45

phải có sự đồng ý của cả hai bên, chủ nợ và con nợ cùng đồng ý bằng văn bản thì Tòa án mới cho phép các bên thương lượng. Vì vậy, chủ nợ có quyền từ chối thương lượng, như vậy sẽ khó có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa các bên mà buộc phải áp dụng quy trình phá sản.

Ngoài ra, việc thương lượng sẽ do Tòa án ấn định thời gian, quy định này giúp Tòa án có quyền chủ động trong việc mở thủ tục phá sản, nhưng ngược lại, nó lại tạo sự bị động cho các bên tham gia thủ tục. Có thể nói, đây là điều khoản quy định nhằm tạo điều kiện cho các bên không phải tiếp tục viện đến TTPS để giải quyết tranh chấp nhưng lại không tạo điều kiện cho các bên chủ động về thời điểm thương lượng thì rất khó để cả chủ nợ và con nợ đưa ra quyết định, nhất là với những khoản nợ tập thể như của NLĐ. Không những thế, luật quy định “TAND ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở TTPS hợp lệ”, quy định này được hiểu là thời gian mà tòa ấn định để bắt đầu thủ tục thương lượng không được quá 20 ngày hay toàn bộ thủ tục phải được diễn ra trong vòng 20 ngày, kể từ ngày tòa án nhận được đơn? Đây cũng là một quy định cần được làm rõ.

Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở TTPS thì TAND trả lại đợn yêu cầu. Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì TAND thực hiện tiếp các thủ tục GQPS theo quy định của pháp luật. Sau khi tòa án đã thụ lý và ra thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở TTPS, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thi hành án dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà DN là người phải thi hành án; TAND, tổ chức trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà DN là một bên đương sự; TAND phải tách và tạm đình chỉ phần dân sự trong các vụ

46

án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà DN là một bên đương sự; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của DN đối với các chủ nợ có bảo đảm. Đây là quy định nhằm bảo toàn giá trị khối tài sản còn lại của DN, đồng thời bảo đảm DN không có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản thông qua việc thi hành án hoặc xử lý nợ có bảo đảm. Việc đình chỉ này phải được thực hiện ngay khi tòa án tiến hành mở TTPS, cũng là biện pháp đầu tiên mà tòa án thực hiện để quản lý tài sản của DN phá sản.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)