LPS 2014 được xem là một bước tiến bộ so với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và LPS 2004, nhiều quy định tỏ ra phù hợp với quan điểm lập pháp tiên tiến trên thế giới. Từ đó, pháp luật phá sản trở thành một công cụ đắc lực để Nhà nước quản lý nền kinh tế, quản lý việc kinh doanh của các DN nhằm bảo đảm một nền kinh tế ít biến động và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, TTPS còn là một phương thức giúp các chủ nợ thu hồi được khoản nợ khó đòi, đồng thời cũng giúp các con nợ có thể thoát được tình cảnh phá sản hoặc rút lui một cách có trật tự khỏi thương trường và thoát khỏi áp lực trả nợ. Tuy nhiên, do mới bắt đầu triển khai trên thực tế, LPS 2014 cũng không tránh khỏi việc tồn tại nhiều hạn chế và bất cập khiến cho việc áp dụng pháp luật chưa thể hiện đúng tinh thần và ý nghĩa của nó.
Đã có ý kiến cho rằng LPS 2004 “phá sản” từ khi ra đời, hay LPS là một sản phẩm “thất bại” của quá trình lập pháp. Xét về một khía cạnh nhất định, thì những nhận định trên là có cơ sở, bởi một văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành ra mà không có tính khả thì và hầu như gây khó khăn cho việc áp dụng thì đó là một sự thất bại. Bằng chứng là trong tổng số 95 điều luật thì có đến 57 điều luật “không đi vào cuộc sống” và được các Tòa án nhân dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung [37] . Điều này cho thấy LPS 2004 còn tồn tại quá nhiều bất cập.
Vì thế, LPS 2014 sửa đổi qua nhiều lần lấy ý kiến góp ý mang tinh thần tiến bộ với kỳ vọng lớn lao sẽ khắc phục được phần lớn hạn chế của LPS 2004. LPS 2014 với tổng số 133 Điều luật (so với LPS 2004 chỉ có 95 Điều
74
luật), tuy nhiên, chỉ giữ nguyên 7 Điều, sửa đổi 73 điều, còn lại là bổ sung mới. Có thể thấy LPS 2014 gần như sửa đổi hoàn toàn LPS 2004 , khắc phục được nhiều hạn chế và bất cập và thiếu tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn của LPS cũ.
Với gần chục năm thực hiện và áp dụng LPS 2004 và hơn một năm áp dụng thực thi LPS 2014, chúng ta dễ dàng nhận thấy việc thực thi pháp luật Phá sản ở Việt Nam hiện nay đang có vấn đề, không phản ánh trung thực kết quả hoạt động kinh doanh của các DN, không giải quyết được những đòi hỏi mà thực tiễn giải quyết yêu cầu phá sản đặt ra. Với gần chục năm thực hiện và áp dụng mà toàn hệ thống Tòa án trên cả nước nhưng tính bình quân mỗi một năm trên toàn Việt Nam có chưa đầy chục DN bị tuyên bố phá sản. Điều này rất không bình thường, khi mà ở nước ta thời gian qua mỗi năm có hàng chục ngàn DN ra đời và hàng năm cũng có quá nửa số đó rút khỏi thị trường
Bằng việc phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của LPS 2014 về vai trò của chủ nợ, trên cơ sở dẫn chiếu và tham khảo LPS một số nước, LPS 2004, luận văn xin phép được đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò của chủ nợ trong quá trình GQPS doanh nghiệp.