Vai trò của chủ nợ đối với việc cung cấp tài liệu chứng cứ chứng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 46 - 49)

minh DN lâm vào tình trạng phá sản

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh là một nguyên tắc cơ bản trong thủ tục tố tụng khi một bên muốn khởi kiện. Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản,

41

người nộp đơn yêu cầu cũng có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ có căn cứ để tin tưởng rằng DN đã mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ. Nghĩa vụ này đối với các chủ nợ được quy định rõ tại khoản 1, điều 26 LPS 2014: Khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

Để mở thủ tục phá sản đối với DN, Tòa án phải xác định DN đó có thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay không, tức là đáp ứng đủ hai điều kiện được quy định tại Điều 4 LPS 2014, đó là: mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

LPS 2004 không quy định rõ về việc làm thế nào để xác nhận tình trạng “nhận thấy” DN lâm vào tình trạng phá sản, khiến cho các chủ nợ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng không biết phải nộp kèm theo chứng cứ gì để chứng minh. Trong khi đó, căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản lại là một khái niệm trừu tượng khác, hoặc có thể hiểu đó phải là giấy tờ chứng minh DN không còn khả năng thanh toán, bao gồm tổng số tài sản hiện có của DN và tổng số nợ mà DN mắc phải. Đây là một yêu cầu cũng như quy định gây khó khăn cho các chủ nợ.

LPS 2014 đã hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này. Từ việc quy định căn cứ để nộp đơn rõ ràng, các chủ nợ chỉ việc đưa ra các chứng cứ chứng minh DN đã có nợ và các khoản nợ khác đã quá hạn thanh toán 03 tháng mà vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ. Không những thế, LPS 2014 còn đưa ra cơ chế bảo đảm quyền được cung cấp chứng cứ của các chủ nợ nói chung. Tại Điều 7- LPS 2014 quy định:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ nợ.

42

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được tài liệu, chứng cứ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

- Nếu cố ý không cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định pháp luật.

LPS 2014 đã có bước tiến lớn trên cơ sở thực tế là các chủ nợ chỉ có thể có trong tay các tài liệu chứng minh DN có mắc nợ đối với mình, giá trị và thời gian của khoản nợ, chứ không thể có trong tay các tài liệu của DN về tình hình kinh doanh thực tế. Các chủ nợ không có nghĩa vụ phải chứng minh DN đã lâm vào tình trạng phá sản mà ở đây, DN mới là người có nghĩa vụ chứng minh mình không mất khả năng thanh toán.Và đối với DN, công việc này là hoàn toàn có thể thực hiện được.Quyền nộp đơn của chủ nợ vì vậy sẽ làm phát sinh nghĩa vụ chứng minh từ DN. Trên cơ sở nguyên tắc đó, LPS 2014 đã tạo điều kiện tối đa để các chủ nợ có thể dễ dàng thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Có thể nói việc Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình giải quyết phá sản DN và vai trò thủ tục phá sản đã mở ra một thủ tục tư pháp đặc biệt.

Một trong những mục tiêu quan trọng của LPS đó là nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ. Để đạt được mục tiêu đó, vai trò của các chủ nợ trong giai đoạn này lại càng được đề cao; bởi chính các chủ nợ sẽ là những người trực tiếp thực hiện hành vi này để phát huy vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi về tài sản của chính mình, đồng thời thúc đẩy quá trình giải quyết phá sản DN đạt hiệu quả cao. Điều đó thể hiện thông qua hành vi gửi giấy đòi nợ của các chủ nợ sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản DN. Quyền và nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ được quy định cụ thể trong Khoản 1 Điều 66 LPS 2014.

43

Quy định của Điều 66 LPS 2014 cho thấy tính chất đặc biệt của việc đòi nợ trong thủ tục phá sản DN, các chủ nợ không đòi nợ riêng rẽ mà đồng loạt gửi giấy đòi nợ đến Tòa án trong thời hạn luật định. Điều đó thể hiện vai trò quan trọng của các chủ nợ trong việc phát huy sức mạnh tập thể góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết phá sản DN, đồng thời hiện thực hóa mục tiêu của pháp luật phá sản trên thực tế.

LPS 2014 cũng đã đưa ra nhiều điểm mới, quy định mới khi quy định trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cũng như khi thông báo sai DN, HTX mất khả năng thanh toán sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)