Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm của nông dân

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 38 - 43)

-Quan niệm về việc làm

Theo quan niệm của ILO (Tổ chức lao động quốc tế): việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Theo đó, người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thỏa mãn lợi ích hay thay thế thu nhập của gia đình.

Tiếp thu có chọn lọc các quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới, bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã có những thay đổi trong quan niệm về việc làm.

Theo Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm [151].

Quan niệm này đã khơi dậy được tiềm năng, sáng tạo của người lao động trong quá trình chủ động tạo việc làm và tìm kiếm việc làm; phá bỏ rào cản tâm lý của người lao động về sự phân biệt đối xử việc làm trong các thành phần kinh tế, phá vỡ tính trông chờ, ỷ lại vào việc làm trong cơ chế bao cấp.

Như vậy, có thể hiểu: Việc làm là hoạt động lao động c chủ đích của con người, không b pháp luật cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đ nh và cộng đồng.

Từ quan niệm này, các hoạt động lao động được xác định là việc làm gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật; những công việc như tự làm, hoặc làm các công việc gia đình để thu lợi nhuận cho bản thân, hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó (việc làm không được trả công).

Thực tế cho thấy một bộ phận người trong độ tuổi lao động ở vào tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp. Hiện nay, người ta phân biệt hai loại thiếu việc làm: i) thiếu việc làm hữu h nh là người làm việc ít hơn tiêu chuẩn, đang tìm hoặc đang có việc làm phụ thêm; ii) thiếu việc làm vô h nh là có việc làm nhưng

năng suất lao động thấp, khó xác định được hiệu quả, trình độ công việc như việc làm không phù hợp với khả năng và trình độ.

Mức độ cao hơn của thiếu việc làm là thất nghiệp. Là trạng thái người lao động trong độ tuổi có khả năng và nhu cầu lao động nhưng không có việc làm, do đó không có thu nhập. Thất nghiệp còn bao gồm cả những người đã bị buộc thôi việc không lương có hoặc không có thời hạn; hoặc những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ quan niệm rằng không thể tìm được việc làm. Thất nghiệp là vấn đề chung mang tính toàn cầu. Ở những nước công nghiệp phát triển tình trạng thất nghiệp xảy ra chủ yếu vì nó gắn với những biến đổi của cơ cấu kinh tế và sự phát triển của khoa học và công nghệ. Máy móc thay thế phần lớn lao động nặng nhọc của con người kéo theo sự chuyển dịch sang lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, hoặc do tác động của quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa. Ở những nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, ta thấy xuất hiện nạn thất nghiệp do dân số đông, dư thừa lao động, do vậy nhu cầu giải quyết việc làm được đặt ra bức bách và là một vấn đề khó. Vì vậy, bất cứ quốc gia nào, chế độ xã hội nào cũng đều phải quan tâm đến GQVL cho người lao động.

-Quan niệm về giải quyết việc làm

Nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra việc làm để thu hút người lao động, tạo cơ hội cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, nâng cao thu nhập, đem lại lợi ích khác nhau cho người lao động là cách tiếp cận chung của nhiều tác giả về quan niệm giải quyết việc làm.

Theo Khoản 2, Điều 9 của Bộ luật Lao động (2012), Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm [150].

Như vậy có thể hiểu chủ thể quản lý xã hội, người sử dụng lao động lớn nhất trong giải quyết việc làm là Nhà nước thông qua những chính sách hợp lý gắn với từng giai đoạn, điều kiện của đất nước, vùng, miền. Từ sự thay đổi nhận thức về việc làm đã đưa đến sự đổi mới nhận thức, quan niệm của Đảng và Nhà nước trong chủ trương, chính sách GQVL cho người lao động theo hướng tạo cơ

hội để mọi người đến tuổi lao động đều có việc làm và cải thiện thu nhập, đây là quyền cơ bản của con người. Việc làm phải bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chú trọng GQVL cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản những bất hợp lý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng, điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý, hoàn thiện và thực hiện chính sách bảo hộ lao động nhằm giải quyết tốt việc làm [46, tr.136].

Như vậy, GQVL là quá tr nh tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người c khả n ng lao động đều c cơ hội làm việc và c thu nhập với chất lượng việc làm ngày càng cao.

Theo nghĩa rộng, GQVL là tổng thể những chủ trương, chính sách của hệ thống chính trị tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đảm bảo cho người có khả năng lao động đều có việc làm, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của họ.

Theo nghĩa hẹp, GQVL chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp và thiếu việc làm nhằm tạo ra việc làm cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phải GQVL cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp, đặc biệt người lao động là nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp, trên địa bàn nông thôn - nơi đang diễn ra quá trình ĐTH mạnh mẽ.

-Quan niệm về GQVL của nông dân

Đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về nông dân, song có thể khái quát: nông dân là lực lượng lao động sinh sống trên địa bàn nông thôn, lao động sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp là chủ yếu với tư liệu sản xuất đất rừng, sông biển, tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng CNXH, quan tâm đến việc làm và GQVL của nông dân nhằm phát huy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam - một bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu xã hội - giai cấp, trong khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức - nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu của đổi mới và CNXH.

Việc làm của nông dân là toàn bộ hoạt động lao động c chủ đích của nông dân, không b pháp luật cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân họ, gia đ nh và cộng đồng.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, khi phương thức sản xuất của nông dân còn nhỏ l , manh mún thì việc làm của nông dân thường là những công việc giản đơn thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao. Tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ lao động còn ở trình độ thấp, sản phẩm có giá trị không lớn nên thu nhập bình quân của nông dân thấp. Ở nông thôn, một số lượng khá lớn công việc tại nhà không tính thời gian như: trông nhà, trông con cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực tăng thêm thu nhập cho gia đình. Số liệu thống kê cho thấy, 1/3 quỹ thời gian của nông dân làm việc phụ mang tính hỗ trợ cho kinh tế gia đình. Thực chất, đây cũng là công việc có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người nông dân. Có thể phân chia việc làm của nông dân thành các loại như: việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; làm công ăn lương; việc làm tự tạo.

Trong thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông dân thường chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc di chuyển đến các địa phương khác tìm việc để tăng thu nhập. Quá trình sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên ở khu vực nông thôn về cơ bản không có thất nghiệp hoàn toàn nhưng tỉ lệ nông dân thiếu việc làm khá cao. Quỹ đất canh tác của các hộ gia đình nông dân đã hạn h p nay lại càng giảm dần do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình ĐTH và CNH. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, đất nông nghiệp sẽ trở nên khan hiếm, dẫn đến hậu quả ngày càng thiếu việc làm. Mặt khác, do cơ cấu ngành nghề nông nghiệp còn nhiều bất hợp lý, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, phân

tán nhỏ l , cơ cấu kinh tế chậm biến đổi đã dẫn tới tình trạng lao động không đúng mục đích, thiếu việc làm cho người nông dân. Vì vậy một mặt, Nhà nước và xã hội cần phải tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi thông qua hệ thống cơ chế, các chủ trương, đường lối, chính sách nhằm GQVL cho nông dân; mặt khác tự bản thân mỗi người nông dân và gia đình họ phải chủ động, sáng tạo tận dụng mọi cơ hội và thời cơ trong cơ chế thị trường, hội nhập mở cửa để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và vươn lên làm giàu chính đáng.

Như vậy, có thể hiểu: GQVL của nông dân là tổng thể các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo cơ hội để nông dân chủ động tạo việc làm và tăng thu nhập phù hợp với lợi ích của họ và xã hội.

Giải quyết việc làm của nông dân không chỉ dừng lại ở có việc làm mà phải hướng tới nâng cao chất lượng việc làm, tức là việc làm đạt hiệu quả cao, mang tính bền vững, tạo mọi cơ hội cho nông dân có việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình, phát huy tối đa khả năng của cá nhân, làm việc đúng khả năng, sở trường, phù hợp với sức khỏe, giới tính; được bảo vệ giá trị bản thân, có thời gian hợp lý để nghỉ ngơi, tái sản xuất ra sức lao động, có môi trường làm việc đảm bảo an toàn lao động, được chăm sóc sức khỏe, đề phòng rủi ro, được quyền học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề; xóa bỏ sự phân biệt đối xử về nghề và bị bóc lột sức lao động; việc làm có năng suất, hiệu quả, cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường, không rơi vào tình trạng thiếu việc làm hay thất nghiệp.

- Quan niệm về GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH

Nông dân ngoại thành Hà Nội cũng luôn có nhu cầu phải có việc làm với thu nhập cao, để đảm bảo đời sống của mình, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô và đất nước. Mặc dù vậy, một bộ phận nông dân ngoại thành Hà Nội vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có sự tác động không nhỏ của quá trình

ĐTH nên thiếu việc làm, thu nhập từ việc làm thấp, hoặc thất nghiệp, do vậy nhu cầu có việc làm và được GQVL đặt ra là tất yếu.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá tr nh ĐTH là tổng thể các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; trực tiếp là ngh quyết, chính sách, kế hoạch, dự án... của thành phố Hà Nội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là sự tham gia của các tổ chức chính tr - xã hội, và các chủ thể khác (doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đội ngũ trí thức...), trong quá tr nh ĐTH nhằm tạo ra môi trường, điều kiện và cơ hội để nông dân ngoại thành Hà Nội chủ động tạo ra việc làm và t ng thu nhập phù hợp với lợi ích của họ và giá tr xã hội.

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w