Tăng cường liên minh côn g nông trí thức đã tạo cơ hội, điều kiện giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 88 - 92)

32 Tự trạ nả quyết v làm nn dâ nn oạt nH n quuyển dịơ ấu k n tế n n np, n n t n t eo n công

3.1.2.2. Tăng cường liên minh côn g nông trí thức đã tạo cơ hội, điều kiện giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa

Trong quá trình ĐTH, sự gắn kết giữa công nghiệp và nông nghiệp là tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, cũng như góp phần quan trọng vào GQVL cho lao động thủ đô, trong đó có nông dân ngoại thành. Khẳng định điều này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tiến lên CNXH phải đi bằng hai chân: công nghiệp và nông nghiệp” [114, tr.61].

Công nghiệp muốn tiến nhanh và vững chắc phải dựa trên cơ sở sự phát triển toàn diện mạnh mẽ của nông nghiệp, gắn với khoa học - công nghệ. Chủ thể của sản xuất nông nghiệp về mặt xã hội là nông dân; đơn vị tổ chức kinh tế là hộ nông dân và hợp tác xã; địa bàn sinh sống và tác động sản xuất nông nghiệp của nông dân là nông thôn. Vì vậy, GQVL qua liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức và các mô hình liên kết giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp là một hình thức tạo cơ hội việc làm cho nông dân mang tính bền vững, thể hiện bản chất, tính ưu việt của chế độ XHCN.

Phát triển công nghiệp là một hình thức liên minh tạo việc làm cho nông dân. Năm 2010, thành phố có 8 khu công nghiệp, 19 cụm công nghiệp, 42 điểm công nghiệp làng nghề đã hoàn thành đi vào hoạt động ổn định. Tổng diện tích khu, cụm điểm đã và đang triển khai thực hiện 6.484 ha tương ứng 61% diện tích quy hoạch phát triển. Trong đó, 03 khu công nghệ cao với 1852 ha; 12 khu công nghiệp tập trung với 2.109 ha; 44 cụm công nghiệp vừa và nhỏ 2.565 ha; 49 điểm công nghiệp 470 ha [219, tr.46]. Phát triển các khu, cụm công nghiệp là giải pháp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thủ đô, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động nông nghiệp. Các khu công nghiệp trên địa bàn đã thu hút 700 dự án đầu tư trong và ngoài nước, trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 50%, số lượng đơn vị và khoảng 70% vốn đầu tư. Sự hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp lớn như Panasonic, Sony… góp phần không nhỏ vào GQVL cho nông dân ngoại thành Hà Nội.

Sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giúp giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức xích lại gần nhau. Một bộ phận nông dân được đào tạo, có trình độ chuyên môn, tay nghề ra nhập hàng ngũ giai cấp công nhân góp phần tăng thêm số lượng giai cấp công nhân Việt Nam. Sự phát triển của ĐTH đã thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh các cụm công nghiệp tập trung như các cụm, khu công nghiệp ở Đông Anh, Từ Liêm, Mê Linh, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín… với sự đa dạng của nhiều ngành nghề: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp sản xuất giày dép, chế biến nông, lâm sản… Quy mô lao động công nghiệp ngoài nhà nước cũng tăng lên dần, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở vùng ngoại thành, như phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi là một hình thức thu hút, liên kết, tập hợp công nhân, nông dân, trí thức… tạo cơ hội GQVL của nông dân bởi nông dân ở các huyện ngoại thành vẫn chiếm tỷ lệ lớn và là đối tượng cơ bản, đông đảo cần thiết phải được tập hợp, tổ chức, liên kết với công nhân, trí thức và các lực lượng khác để GQVL, đem lại lợi ích cho nông dân từ tất yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Hình thức liên kết các nhà hiện nay ở nhiều địa phương chính là sự thể hiện sinh động vai trò của khối liên minh. Với sự giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và sự năng động tự chủ của bản thân, nhiều làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, may Kiêu Kỵ, cơ khí Phùng Xá, dệt Vạn Phúc, xay xát gạo Đức Giang, đồ gỗ mỹ nghệ Liên Hà, Vân Hà, Nhị Khê, Thanh Thủy, Sơn Đồng, mây tre giang ở Phú Nghĩa, đan cờ tế ở Phú Túc…, nông dân đã chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào quá trình sản xuất nên năng suất và chất lượng sản phẩm gia tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chăn nuôi và trồng trọt, với sự giúp đỡ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sinh học… của các nhà khoa học, sự vào cuộc của công nghiệp chế biến với công nghệ cao, sản phẩm do nông dân

tạo ra có giá trị ngày càng cao và đủ sức cạnh tranh trên thị trường, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn như ở Ba Vì; vùng rau an toàn ở các xã Minh Châu, Chu Minh, Thụy An, Sơn Đà, Cổ Đô, thị trấn Tây Đằng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp an toàn tại huyện Thanh Trì... Công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, công nghệ bảo quản và chế biến được ứng dụng để giảm thất thoát, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản và gia tăng giá trị tăng thêm của sản phẩm. Cơ giới hóa khâu thu hoạch như sử dụng máy gặt đập liên hoàn, công nghệ sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Đầu tư cho khoa học và công nghệ nông nghiệp với chương trình mỗi làng một nghề được đẩy mạnh góp phần tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự liên kết giữa các nhà để cùng GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội cũng còn nhiều hạn chế:

- Các khâu thực hiện hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp trên địa bàn và nông dân còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ do phương thức liên kết chưa phù hợp chia s lợi ích giữa các bên nhiều khi chưa thoả đáng dẫn đến tình trạng nông dân phá vỡ hợp đồng.

- Việc quy định áp dụng các chế tài khi nông dân và doanh nghiệp vi phạm thỏa thuận chưa cụ thể nên gặp không ít khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh. Nhiều nông dân các huyện vùng ngoại vi chưa quen sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình sản xuất hàng hóa mà chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, gây giảm sút niềm tin giữa nhà doanh nghiệp và nông dân.

- Nhiều doanh nghiệp chưa tích cực mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân mà thu mua qua thương lái, vì vậy quá trình thực hiện liên kết gặp phải tình trạng cả doanh nghiệp và nông dân đều gặp khó khăn do nhiễu thông tin về giá. Năng lực của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngoại thành yếu cả về tài chính lẫn cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển nên ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và đầu tư liên kết xây dựng vùng nguyên liệu.

Liên kết bốn nhà chưa đi vào thực chất nên chưa phát huy được hiệu quả. Công tác nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là ứng

dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn yếu, sản phảm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa nhiều. Việc tiêu thụ nông sản an toàn gặp khó khăn nên chưa khuyến khích nông dân mở rộng diện tích ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng việc làm.

Liên minh công nhân, nông dân và trí thức trong những thời điểm cụ thể vẫn còn hạn chế trong phối hợp hoạt động để tạo việc làm cho nông dân. Một số doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước khi xây dựng khu công nghiệp đã không thực hiện lời hứa GQVL cho người dân bị giải tỏa mặt bằng, thu hồi đất nông nghiệp, dẫn đến có những bức xúc giữa người dân với doanh nghiệp. Các nghiên cứu của các nhà khoa học không phải lúc nào cũng gắn với thực tiễn, nhất là thực tiễn Hà Nội, nên tác động đến GQVL không lớn.

Trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp… còn chậm, trong giai đoạn 2012 - 2013 chỉ đạt 0,31%. Trong nội ngành nông nghiệp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành không đồng đều, trong đó trồng trọt có tốc độ chuyển dịch 11,8% (tập trung trong nhóm lương thực có hạt); tốc độ chuyển dịch của ngành chăn nuôi đạt 5,9% (chủ yếu là chăn nuôi lợn, hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch mạnh sang chăn nuôi trâu bò và gia cầm); tốc độ chuyển dịch của ngành nuôi trồng thủy sản đạt 2,3% [220, tr.157].

Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính truyền thống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân vùng xã thuần nông, vùng đồng bào dân tộc còn thấp, không ổn định, kinh tế khó khăn. Công nghiệp dịch vụ vùng ngoại thành phát triển nhưng rất ít các doanh nghiệp tham gia phục vụ nông nghiệp, phần lớn có quy mô nhỏ, chưa đủ sức tạo nhiều việc làm mới để thu hút lực lượng lao động.

Do chưa được đào tạo và chuẩn bị tham gia vào đội quân công nghiệp, dịch vụ, ngoài một bộ phận không nhiều được tuyển vào lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn hoặc tìm kiếm việc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp lớn, phần đông lao động vẫn đang ùn đọng trong khu vực nông nghiệp,

nông thôn. Một bộ phận nông dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp trong điều kiện diện tích đất canh tác hạn h p, một bộ phận nông dân chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp giản đơn theo cơ chế thỏa thuận. Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động, sự phân hóa thu nhập và khó khăn của đời sống nông dân có nguyên nhân từ đây. Bên cạnh đó, ĐTH không đồng điệu với quá trình dạy nghề và chuyển đổi nghề của nông dân dẫn đến chất lượng lao động nông nghiệp thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến GQVL bền vững của nông dân ngoại thành Hà Nội trong nhiều năm qua và sẽ còn ảnh hưởng lâu dài trong những năm tới.

3.1.3. Thực trạng hoạt động dạy nghề, hƣớng nghiệp nâng cao tr nhđộ của n ng dân tạo cơ hội cho n ng dân tự t m kiếm việc làm

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w