Các chủ thể tham gia giải quyết việc làm của nông dân trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 43 - 48)

quá trình đô thị hóa

Thứ nhất, Đảng Cộng sản lãnh đạo quá tr nh giải quyết việc làm của nông dân

Với tư cách là chủ thể tham gia GQVL của nông dân, Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính tr và toàn xã hội đáp ứng nhu cầu, lợi ích của nông dân. Muốn vậy, Đảng phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nông dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự phát triển của xã hội. GQVL cho giai cấp nông dân trong tiến tr nh của cách mạng phải gắn với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, nhằm mục đích cuối cùng là cải tạo nông dân, xây dựng giai cấp nông dân mới XHCN.

Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc định ra quan điểm, đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo ra điều kiện, cơ hội để nông dân, nông nghiệp, nông thôn phát triển, trong đó bao hàm cả

GQVL bền vững, đảm bảo cuộc sống của nông dân, phát huy được vai trò của họ trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đảng tổ chức tuyên truyền, vận động, tập hợp giác ngộ nông dân nhằm xây dựng giai cấp nông dân theo mục tiêu của Đảng; lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng và các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia vào quá trình GQVL của nông dân; góp phần củng cố vững chắc khối liên minh giữa giai cấp công

nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức - nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là nội lực, động lực của sự phát triển đất nước.

Thứ hai, Nhà nước pháp quyền XHCN tổ chức thực hiện quá tr nh GQVL của nông dân. Theo Điều 13 Bộ Luật lao động, Giải quyết việc làm, bảo đảm cho người lao động có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội [1501].

Để GQVL của nông dân, Nhà nước thể chế hóa quan điểm, đường lối, mục tiêu của Đảng thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch, qui hoạch góp phần giữ vững ổn định chế độ chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tạo cơ hội, điều kiện cho nông dân có việc làm bền vững. Nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính giảm phiền hà, cải cách chế độ công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác để giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của nông dân; xây dựng các biện pháp nhằm tăng cường đấu tranh với các hiện tượng xã hội tiêu cực phát sinh trong quá trình đổi mới ở nông thôn, bảo đảm xã hội nông thôn phát triển lành mạnh, hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội; nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe tạo điều kiện phát triển nguồn lực con người; tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn, hướng tới phát triển bền vững.

Nhà nước tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế; thành lập các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương hoặc đầu tư vốn chủ yếu; quyết định các qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quyết định đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra số lượng việc làm cho nông dân; dự báo, xây dựng chiến lược, chuyển hướng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH và hội nhập, thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội để tạo ra nhiều việc làm, phát huy tính chủ động, tích cực của các tổ chức kinh tế, người nông dân tham gia vào thị trường việc làm. Nhà nước phải thúc đẩy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn; hoạch định chính sách, hỗ trợ, tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, hỗ trợ về vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, có biện

pháp tích cực về thuế để nông dân nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng cường áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; dự báo, đưa ra những quy hoạch sản xuất và thông tin cho người dân biết; nghiên cứu các cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho nông dân hoặc những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp nhằm góp phần GQVL của nông dân.

Thứ ba, các tổ chức chính tr - xã hội tham gia và bảo vệ quyền lợi của nông dân trong quá tr nh tạo việc làm

Các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là Hội Nông dân có vai trò quan trọng bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho nông dân, theo dõi, chỉ đạo, tổng hợp chung về chương trình tạo vốn, chương trình GQVL cho nông dân, chương trình tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và công nghệ, các mô hình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo; tuyên truyền, phổ biến tổ chức tập huấn và giúp đỡ hội viên nông dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quản lý vào sản xuất kinh doanh; tham gia tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường; xây dựng dự án và vay vốn để phát triển sản xuất, đồng thời hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng vốn có hiệu quả; tư vấn về các chính sách phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư, vận động nhân dân mà trước hết là nông dân thực hiện di dân giải phóng mặt bằng cho các dự án; phối hợp với các ngành của thành phố để đào tạo, ký kết hợp đồng đào tạo nghề, hướng nghiệp, chuyển dịch ngành nghề, giới thiệu việc làm, làm dịch vụ đưa người lao động từ các vùng ĐTH hoặc nơi giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư đến làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án tại Hà Nội hoặc đi lao động hợp tác nước ngoài khi thành phố có chỉ tiêu.

Thứ tư, các doanh nghiệp, doanh nhân

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thương nghiệp là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngành sản xuất, nhất là quan hệ thị trường giữa hai ngành kinh tế cơ bản là nông nghiệp và công nghiệp.

Doanh nghiệp có vai trò tạo ra chỗ làm mới và ổn định việc làm cho nông dân đã được vào làm việc trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm tổ chức quản lý cũng như tìm được thị trường. Khi doanh nghiệp tìm được sức lao động phù hợp với nhu cầu của mình về số lượng và chất lượng thì việc làm hình thành. Doanh nghiệp và nông dân là hai tác nhân chính của các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp là "đầu tàu", là động cơ của mối liên kết. Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng liên kết các nhà còn lại (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà đầu tư…) để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất; hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân; từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản; tham gia vào quá trình đào tạo nghề, hỗ trợ học nghề, giúp nông dân có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, trình độ đem lại thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống.

Thứ n m, đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Là một thành viên trong khối liên minh, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trong quá trình sản xuất và trong cuộc sống mọi mặt của họ. Với tư cách làm một chủ thể tham gia vào GQVL của nông dân, trí thức và các nhà khoa học có vai trò đi đầu trong phong trào tiến quân vào khoa học và công nghệ, từng bước nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, sáng tạo, phát minh, thiết kế những dây chuyền công nghệ mới ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trí thức và nhà khoa học, nghiên cứu, lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng của từng vùng, miền; nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao; đưa máy móc, công cụ phù hợp với từng đối tượng cây trồng và điều kiện của nông nghiệp Việt Nam để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; chuyển giao công nghệ chế biến và bảo quản nông, lâm, thủy sản cho nông dân để nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm; nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin, các chế phẩm chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác, phát triển các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường có hiệu quả... Trí thức tham gia

xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh chương trình định canh định cư, đẩy mạnh hoạt động tham gia chương trình khuyến nông với những hình thức thích hợp. Với những vai trò, chức năng của mình, trí thức và nhà khoa học đóng góp trí tuệ của mình tham gia vào quá trình tạo ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho nông dân chủ động tạo việc làm.

Thứ sáu, giai cấp nông dân tự tạo việc làm và giải quyết việc làm cho mình

Với tư cách vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của GQVL, với phương châm tự lực cánh sinh người nông dân phải chủ động tự GQVL và tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Muốn vậy, bản thân họ phải tự tích lũy kiến thức, kỹ năng làm việc. Phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ khác từ gia đình hay các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nắm vững một nghề nghiệp, sau khi rời khu vực nông nghiệp để có thể tự kiếm việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, trở thành những người sản xuất chuyên nghiệp, có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là những nông dân tr có đầu óc kinh doanh, chủ động, thích ứng, sáng tạo linh hoạt trong nền kinh tế thị trường. Với nông dân hiện nay, ngoài việc tham gia sản xuất nông nghiệp, họ còn có thể tham gia nhiều hoạt động kinh tế khác để có việc làm tăng thu nhập…

Sự giúp đỡ của các chủ thể và sự nỗ lực tự vươn lên của nông dân trong quá trình GQVL sẽ giúp nông dân thoát khỏi nguy cơ bị phá sản, rơi vào cảnh thất nghiệp, bần cùng hoá trước quy luật của sự phát triển công nghiệp và ĐTH. Nông dân sẽ từng bước được hưởng thành quả của cách mạng, được cải thiện các điều kiện sống để ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Từ đó, người nông dân thấy và vững tin vào con đường phát triển của đất nước mà Đảng Cộng sản quang vinh đang dẫn họ đi đến mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ sự phân tích trên đây, các chủ thể tham gia GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội bao gồm: đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội (từ cấp thành phố đến hệ thống chính trị ở cơ sở); các tổ chức chính trị - xã hội; các doanh nghiệp; các nhà khoa học, v.v... và chính bản thân nông dân ngoại thành Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w