32 Tự trạ nả quyết v làm nn dâ nn oạt nH n quuyển dịơ ấu k n tế n n np, n n t n t eo n công
3.1.3.2. Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy nghề
Hà Nội là nơi tập trung các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề. Để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đối với công tác dạy nghề cho người lao động trên địa bàn thành phố, trong đó bao gồm nhiều cơ sở đóng trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội, năm 2015, thành phố đã đầu tư chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ là 167 tỷ đồng [164, tr.85].
Năm 2017, trên địa bàn thành phố có 30 cơ sở đào tạo nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Nhìn chung, phần lớn giáo viên được đào chuyên môn và đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Đến nay, có khoảng 3.419 giáo viên (trong đó 1.858 giáo viên cơ hữu) của 82 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn [210, tr.6].
Từ năm 2010 đến năm 2014, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tham mưu trình UBND thành phố bố trí 499,66 triệu đồng thực hiện xây dựng 03 bộ chương trình, giáo trình sơ cấp nghề. Mặt khác, các cơ sở dạy nghề căn cứ các chương trình sơ cấp nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tham khảo xây dựng chương trình
đào tạo phù hợp với thực tế địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường để có thể đáp ứng yêu cầu của ĐTH, CNH.
Hiện nay, thành phố đã xây dựng định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 cho 49 nghề trình độ sơ cấp nghề, trong đó: 12 nghề nông nghiệp, 37 nghề phi nông nghiệp. Hiện tại, có 320 cơ sở dạy nghề, trong đó 99 đơn vị là cơ sở dạy nghề công lập, 221 đơn vị là cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 69% tổng số cơ sở dạy nghề. Trường Cao đẳng nghề có 25 cơ sở, trong đó tư thục chiếm 40%; trường trung cấp nghề 43 cơ sở, trong đó tư thục 53,5%; trường dạy nghề có 5 cơ sở; trung tâm dạy nghề có 59 cơ sở, trong đó tư thục chiếm 62,7%. Có 3 phân hiệu trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề đặt tại Hà Nội; 36 cơ sở trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia dạy nghề; 31 cơ sở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giới thiệu việc, trung tâm khác có dạy nghề. Bên cạnh đó, có 113 cơ sở do doanh nghiệp đăng ký hoạt động dạy nghề. Trên địa bàn các quận, huyện ngoại thành có 92 cơ sở dạy nghề công lập, gồm: 15 trường cao đẳng nghề, 20 trường trung cấp nghề và 57 trung tâm dạy nghề đáp ứng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, về chương trình đào tạo trong công tác đào tạo nghề [210, tr.2].
Đào tạo nghề mới cho nông dân là hình thức góp phần chuyển đổi nghề nghiệp, GQVL hiệu quả. Theo thống kê kết quả điều tra nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015 của 8.320 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn các huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây là 311.106 người, trong đó nhu cầu của ngành nông nghiệp chiếm 3,0%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 78,5%; ngành dịch vụ chiếm 14,5%; tiểu thủ công nghiệp chiếm 4,0%. Nhờ công tác đào tạo nghề được coi trọng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc thù vùng ngoại thành Hà Nội dưới tác động của ĐTH, nên sau đào tạo nghề, nhiều nông dân đã tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, cũng như chủ động, tự tin trong tự GQVL, nhiều người đã trở thành những nhà nông vừa sản xuất, vừa kinh doanh giỏi, đời sống ngày càng được nâng cao.