đô thị hoá
-Thứ nhất, GQVL thông qua đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, ngh quyết, chính sách, kế hoạch của hệ thống chính tr
đ a phương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, giải ph ng nông dân.
Phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là mục tiêu của CNXH. Nông dân là một lực lượng xã hội đông đảo, lực lượng chính trị quan trọng. Vai trò quan trọng của nông dân đã được Ph.Ăngghen khẳng định: …Những người xã hội chủ nghĩa khắp nơi đều đặt vấn đề nông dân vào chương tr nh ngh sự [108, tr.715]. Từ Ai-rơ-len đến Xi-xin, từ An-đa-lu-di-a đến Nga và Bun-ga-ri, người nông dân đều là một nhân tố rất cơ bản của dân cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính tr [108 , tr.715]. Do vậy, Nhiệm v của chúng ta đối với tiểu nông, trước hết là phải hướng nền kinh doanh cá thể và sở hữu của họ vào con đường kinh doanh hợp tác, không phải bằng bạo lực mà là bằng những tấm gương và bằng sự giúp đỡ của xã hội”
[108, 736]. Ph.Ăngghen từng chỉ rõ: con đường đưa nông dân đi lên CNXH phải có sự giúp đỡ của nhà nước XHCN thông qua các chính sách hỗ trợ của nhà nước Ph.Ăngghen viết: Chúng ta kiên quyết đứng về phía người tiểu nông; chúng ta sẽ cố t m đủ mọi cách để làm cho số phận của họ được dễ ch u hơn, để cho họ chuyển sang hợp tác xã được dễ dàng hơn, nếu họ quyết chuyển như thế, và thậm chí để cho họ có thời gian suy nghĩ với tư cách là người sở hữu mảnh đất của họ nếu họ chưa c thể quyết đ nh như thế [108, tr.738].
V.I.Lênin cũng đã khẳng định: sự thành bại của sự nghiệp cách mạng phụ thuộc vào việc giữ vững được lòng tin của nông dân, do vậy, phải bắt đầu từ nông dân [99, tr.263]; đó là điều chủ yếu nhất, và thậm chí đó là một tất yếu chính trị nhằm xây dựng cơ sở vật chất ở nông thôn [100, tr.419] mà thiếu nó thì không thể nói đến CNXH được; phải giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp; giữa công nhân với nông dân; giữa thành thị và
nông thôn; mối quan hệ chính trị giữa nhà nước và nông dân; mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức để tạo cơ sở vững chắc của chính quyền Xô Viết.
V.I.Lênin cho rằng muốn phục hồi và phát triển lực lượng sản xuất và đời sống của nông dân, trước hết phải thay đổi ngay chính sách của Đảng và nhà nước đối với nông dân, trong đó trọng tâm là dùng thuế lương thực thay cho việc trưng thu lương thực của nông dân. Chú trọng và thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng hợp tác xã, vì hợp tác xã là con đường , là phương tiện hữu hiệu để cải tạo XHCN và xây dựng CNXH đối với những người tiểu tư hữu. V.I.Lênin coi việc chuyển từ hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ lên CNXH là một bước quá độ phức tạp , là bước chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất”. Một khi thành công, bước chuyển đó sẽ nhổ được gốc rễ sâu xa, dai dẳng nhất những quan hệ chính trị cũ, tiền XHCN, thậm chí tiền tư bản chủ nghĩa của khối giai cấp nông dân đông đảo mà những quan hệ cũ luôn luôn
phản kháng lại công cuộc đổi mới một cách kịch liệt.
Theo V.I.Lênin, trong một nước tiểu nông bị tàn phá, Nhà nước cần chú ý giúp đỡ nông dân các vùng dân tộc ít người, xa xôi, h o lánh, giao thông khó khăn… để từng bước ổn định sản xuất và đời sống. Chỉ khi nào có cơ sở về lương thực và nhiên liệu đầy đủ; công nghiệp hoá (trước hết là kế hoạch điện khí hoá toàn quốc) hoàn thành, khi đó mới có căn cứ vững chắc để tin rằng, xã hội XHCN đã được xây dựng. Đề cập nhiệm vụ cải tạo nông dân, V.I.Lênin cho rằng, CNXH phải xoá bỏ sự khác nhau giữa công nhân và nông dân, làm cho tất cả mọi người đều trở thành những người lao động. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và tất nhiên là một nhiệm vụ lâu dài.
Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: Nông dân là một lực lượng to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân” [111, tr.710]. Một trong những vấn đề được Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc nhất và có những bổ sung, phát triển, sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Giải quyết vấn đề này trong mối quan hệ hai mặt chính trị và kinh tế, mặt
chính trị của nông dân là xây dựng và củng cố liên minh công - nông - trí thức, cơ sở xã hội, nền tảng của cách mạng XHCN và của chính quyền do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính trị phải giải quyết được yêu cầu kinh tế mới có sức mạnh to lớn bắt nguồn từ việc đáp ứng lợi ích kinh tế thiết thân của nông dân. Không chỉ khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nông dân, Người còn luôn chǎm lo đời sống kinh tế, chính trị, vǎn hóa cho nông dân, luôn đặt niềm tin vào sức mạnh, vị trí của nông dân: "Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân. Muốn dựa vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nông dân có lực lượng dồi dào phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ǎn, áo mặc, nhà ở" [112, tr.23].
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rất sâu sắc về vai trò to lớn của nông dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc; là lực lượng chính tr - xã hội, lực lượng sản xuất, lực lượng g n giữ, bảo lưu và phát triển nền v n hoá dân tộc. Giải quyết việc làm của nông dân thông qua đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị đúng đắn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng là vấn đề đặt lên hàng đầu nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng, nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, giai cấp nông dân và toàn xã hội về vị trí vai trò của nông dân và GQVL của nông dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Sự thống nhất, đồng thuận giữa Đảng với dân và toàn xã hội về quan điểm đường lối, chủ chương của Đảng tạo cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết, tránh được sự chia rẽ, phân tán các nguồn lực xã hội trong GQVL của nông dân. GQVL của nông dân thông qua đường lối chủ trương, chính sách của Đảng thể hiện: Đảng phải xây dựng đường lối phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đúng đắn, đặc biệt là đường lối phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các nghị quyết chỉ thị của Đảng phải xuất phát từ thực tiễn đất nước, thực tiễn nền nông nghiệp Việt Nam và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của nông dân; Đảng lãnh đạo thắng lợi việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng giai cấp nông dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, sức sáng tạo, sự tích
cực, chủ động, tự giác của nông dân và khối liên minh công - nông - trí thức tham gia vào GQVL; thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và tấm gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên để xây dựng, củng cố nâng cao uy tín của Đảng. Hiệu quả công tác GQVL của nông dân trong thực tế với những kết quả thiết thực làm thay đổi diện mạo của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, phản ánh tính ưu việt của chế độ XHCN có ý nghĩa quan trọng cho việc xác lập, củng cố uy tín của Đảng trong nhân dân, xây dựng niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ XHCN.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải tạo và giải phóng nông dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định: Công nghiệp h a, hiện đại h a nông nghiệp, nông thôn là nhiệm v quan trọng hàng đầu của quá
tr nh công nghiệp h a, hiện đại h a đất nước [45, tr.124]. Tiếp tục khẳng định quan điểm này, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm: …đẩy mạnh công nghiệp h a, hiện đại h a đất nước, chú trọng công nghiệp h a, hiện đại h a nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”
[457, tr.218]. Như vậy, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, và xây dựng nông thôn mới. Chính quá trình này cũng tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi để tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm của nông dân.
Để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng thành hiện thực, hoạt động GQVL của nông dân phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được triển khai bằng hoạt động của Nhà nước, thông qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, phát huy quyền lực của mình. Thông qua pháp luật,
Nhà nước hoạch đ nh, triển khai các chính sách phát triển kinh tế, v n h a, xã hội, trật tự hóa các hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động kinh tế của các tổ chức và cá nhân, xác đ nh các h nh thức sở hữu từ đó tác động tới quan hệ sở hữu, đặc
biệt là sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền sản xuất, góp phần tạo cơ hội việc làm và GQVL của nông dân một cách thống nhất, nhanh chóng, hiệu quả trên quy mô cả nước.
Thông qua chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát hiện, bổ sung, điều chỉnh những bất cập, chồng chéo khi nó đi vào cuộc sống sinh động của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo ra cơ chế năng động, sáng tạo và hiệu quả nhằm phát huy nguồn nhân lực; hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường; phá bỏ được những trở ngại trong tiến trình phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trong các quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, góp phần GQVL bền vững của nông dân.
Giải quyết việc làm thông qua hệ thống luật pháp là một h nh thức đánh giá quá trình pháp luật thể chế hóa các chính sách của nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể. Đánh giá hiệu quả tổ chức và quản lý của Nhà nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ĐTH là xu thế tất yếu trong quá thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong quá trình ấy, ĐTH tác động hai chiều đối với đời sống và việc làm của nông dân. Vì vậy, GQVL của nông dân phải tạo ra số lượng và chất lượng việc làm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân trong quá trình ĐTH, đặc biệt đối với hộ nông dân trong diện thu hồi đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp. Việc tạo ra số lượng và chất lượng việc làm đòi hỏi tổng hợp các yếu tố như sự quản lý và chính sách của Nhà nước, vốn tài chính, nguồn nhân lực, đất đai, thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Quá trình tạo việc làm cho nông dân đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chủ thể, nhiều cơ quan, tổ chức cũng như bản thân người nông dân nhằm duy trì sự ổn định của việc làm cũng như thu nhập của nông dân. Cùng với việc nông dân tự chủ động tìm kiếm việc làm, Nhà nước có cơ chế và chính sách hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư ở nông thôn, tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy thị trường phát triển.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật lao động, chính sách đào tạo nghề, thực thi nhiều chương trình dự án về kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến thị trường hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn, thực chất là tác động nhằm tạo việc làm cho nông dân. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch và các kế hoạch đã đề ra, nhà nước đầu tư cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và quá trình ĐTH. Đặc biệt, hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống trường học, bệnh viện, các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao cho khu vực này.
Như vậy, dưới góc độ GQVL của nông dân, khi chính sách, pháp luật mang hơi thở của cuộc sống, phù hợp và phản ánh đúng thực trạng kinh tế nông nghiệp, đời sống nông thôn và nhu cầu lợi ích của nông dân, nó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, GQVL, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng giữa các vùng miền và các bộ phận nông dân. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển đó, thậm chí tiềm ẩn những nguy cơ dẫn tới khủng hoảng kinh tế, mất ổn định chính trị - xã hội.
Đường lối chính trị đúng đắn, niềm tin và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân với Đảng là những yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một Đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp, hiện tại đa số là nông dân. Niềm tin và sự ủng hộ của nông dân đối với đường lối, chủ trương của Đảng trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc là minh chứng khẳng định chủ trương đường lối của Đảng thật sự vì dân, khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Chính sách của Nhà nước cũng chính là việc hiện thực hóa đường lối chủ trương của Đảng. Đường lối và hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả GQVL của nông dân.
Tổ chức đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong GQVL của nông dân. Căn cứ vào điều kiện cụ thể địa phương, tổ chức đảng (cụ thể là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương) ban
hành những nghị quyết định hướng việc thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc làm của nông dân. Những định hướng lớn đó sẽ là cơ sở để Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh (thành phố) xây dựng chính sách, kế hoạch, đề án cụ thể và chỉ đạo thực hiện GQVL, từ các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội phải tham gia, cùng với Đảng và chính quyền xây dựng kế hoạch giúp nông dân tìm việc làm, kể cả trong đào tạo, bồi dưỡng nghề, cho vay vốn, tổ chức xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Các hoạt động này đều gắn với công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên, khuyến khích nông dân và cùng với họ bàn bạc tìm phương án giải quyết tốt nhất đối với từng trường hợp, địa