Hoạt động triển khai các mô hình dạy nghề

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 96 - 97)

32 Tự trạ nả quyết v làm nn dâ nn oạt nH n quuyển dịơ ấu k n tế n n np, n n t n t eo n công

3.1.3.3. Hoạt động triển khai các mô hình dạy nghề

Các huyện ngoại thành triển khai thí điểm mô hình dạy nghề cho nông dân nhằm lựa chọn mô hình đào tạo nghề phù hợp, bền vững có khả năng thu hút nhiều lao động tham gia học nghề nhất là trong bối cảnh đô thị hóa rất nhanh. Trong 5 năm từ 2010 - 2014, các nghề được đưa vào dạy theo mô hình hiệu quả. Có thể nêu một số mô hình điển hình sau đây:

- Mô h nh dạy nghề May công nghiệp đã tổ chức dạy nghề cho 8.844 người tại các huyện Thạch Thất, Đan Phượng, Ba Vì, Mỹ Đức và thị xã Sơn Tây. Mô hình được các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề phối hợp với doanh nghiệp tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn và tuyển dụng lao động sau học nghề. Tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm đạt khoảng 85%, trong đó huyện Đan Phượng và Thạch Thất, Mỹ Đức, mức thu nhập bình quân người lao động từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/tháng.

- Mô h nh dạy nghề trồng nấm n, nấm dược liệu đã đào tạo cho 1.864 người tại các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì… Hiện nay, mô hình đang được thực hiện có hiệu quả. Người lao động sau khi học nghề có kiến thức đã tự sản xuất được nấm bằng cách tận dụng các nguồn rơm, rạ sau thu hoạch, xử lý môi trường. Thu nhập lao động ổn định khoảng 2,5 triệu đồng - 3 triệu đồng/tháng.

- Mô h nh dạy nghề ch n nuôi thú y, gia cầm đã đào tạo 3.860 lao động tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Sóc Sơn, Phú Xuyên. Kết quả sau học nghề, người lao động được trang bị kiến thức về phòng, chống dịch bệnh, chữa một số bệnh cơ bản cho gia súc, gia cầm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, năm 2019, toàn thành phố hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 16.000 lao động nông thôn, nâng tổng số người được hỗ trợ đào tạo nghề lên khoảng 200.000 người trong giai đoạn 2009 - 2019. Sau học nghề, hơn 80% người lao động có việc làm, thu nhập cao hơn. Kết quả này cũng góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố từ 8,43% vào cuối năm 2009, xuống còn dưới 0,5% vào cuối năm

2019; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 31,4% năm 2009, lên 67,5% vào cuối năm 2019 [125].

Công tác dạy nghề, tạo việc làm đã làm thay đổi tư duy trong lao động sản xuất của đa số nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w